Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

THIÊN TAI BẢO LỤT QUÊ MIỀNG

THIÊN TAI BẢO LỤT QUÊ MIỀNG
Những trận thiên tai Bảo Lũ lịch sử tong vùng và làng Văn Quỹ chúng ta thế kĩ 20 và đầu thế kĩ 21 từ 1953 đến 2011mà cao điểm tập trung vào những tháng 8 và tháng 9AL hàng năm
Trận lũ lịch sữ đã gây thiệt hại rất lớn tôi được nghe các bậc cao niên trong làng kể lại hồi đó tất cả các nhà thờ họ,nhà thờ đạo,trường Mẫu Tâm Đình Làng,Chùa làng,và một số nhà giàu là nhà năm gian,ba gian hai chái mái lợp ngói liệt tường xây gạch (vồ) cửa gổ nhà dân làng được trên 30% là nhà rường nhưng mái lợp tranh xung quanh vách đố ván có nhà được xây bờ lô bao che nhưng nhà rất thấp không cao như bây giờ số nhà còn lại là nhà cột tre vách tre đan và trát đất,đến mùa mưa bảo thì chỉ nhà của dân bị thiệt hại còn các nhà trên ít bị.Nghe các ông kể cũng vào tháng 9 AL năm Quý Tỵ 1953 một trận lũ ập về ngập toàn nhà cửa cả làng đều xắp mái so với nhà xưa thì chúng ta có thể tính được vào khoảng 2 đến 2,5 mét đã thiệt hại rất nhiều tài sản,lúa nhà giàu nhà của chị nhà Phúc rất nhiều vì lúa trử cho dân làng vay và một số người chết.các bậc cao niên trong làng cho là trận lũ lớn nhất trong thế kĩ 20 mà dân làng phải hứng chịu.
Vào năm Giáp Thìn 1964 hồi đó chưa có dự báo thời tiết như bây giờ trận bảo cấp 12 dật trên cấp 13-14 đổ bộ vào Tỉnh Quảng Trị đi theo hướng từ biển tràn vào từ 3giờ chiều đến tận 4 giờ sáng khi chuyển sang gió nồm mới bắt đầu dịu hẳn lúc ấy mọi người mới hoàn hồn và đi tìm tài sản như trâu bò lợn gà không thể tả được cấp gió bảo nhà rường (chân Trò) của bà Nguyễn thị Gái ở xóm Thượng An nó lật ngược chân cột lên trên trời,từ đầu làng đến cuối làng tre pheo tan tác nhà cửa xác xơ,tôi chứng kiến cảnh gió mạnh đã đẩy bay ngói nhà thờ họ Lê và họ Trần bay vèo vèo đi như tên bắn nó đã găm vào tre nhà ông thợ thì chúng ta hình dung là sức gió đến cấp mấy,vào khoảng 5giờ chiều người bạn của tôi chăn giử trâu cho nhà ông Mậu đi đón trâu về lúc đi ngang qua gió bảo gần nhà tôi một tấm tôn bay sát đầu làm tóc bị cắt tôi tưởng đã bị thương nhưng phước đức thay là không hề hấn gì.
sau trận bảo lớn nầy các bác ở trong làng đã làm bài vè như sau.

Bảo năm Thìn tháng chín lẽ ngày
Thiên hạ chưa hay trời đà động chuyển
Thiên hạ xi vi lụt bạo mần chi
Chùa thiên miệu thánh vậy thì xơ vơ
Trôi dạt dật dờ trôi khắp tứ phương
Mít chuối đã đổ đầy nương
Tre bổ choán đường thôi lại chứa chan
Mấy người nghèo nàn cũng vì bạo to
Bạo to gọi rằng bạo thần
Trời không hay mần mà trời hay phá
Gió đông ra rã đã quá cơm hôm
Nửa đêm bạo nồm rạng ngày trở gió
Quảng Bình không có lặng phắc như tờ
Viết một trăm thơ không hề than vãn  
Nghe mấy lời anh dặn cái bạo năm nay
Tre đổ bán ngay treéc nồi cũng lũng
Bao la trôi thúng,Kẻ Văn trôi tơi
Trôi đi khắp nơi trôi về trong phủ
Trôi đã đủ làng
Thương thân hai anh lính mới về ban 
Về chưa thấu làng đã tống tờ vô
Binh ny xưởng bộ Binh bộ quán xơ
Cái bạo lơ lơ năm ny quá dử.
********
Vào năm Tân Hợi 1971 một trận lũ lịch sử tràn về rất đột ngột nước dâng rất mau không thể hình dung nổi cả làng lai láng như biển năm đó đang xẩy ra chiến tranh nước ngập vào nhà tôi lên đến hai mét, Sau trận lũ chính quyền miền nam viện trợ lương thực nên bà con cũng không thiếu đói nhưng tài sản mất mát rất nhiều
Vào năm Nhâm Tuất 1982 một trận rét kéo dài đến mức cá dưới nước phải bị lở loét nó ăn mòn từng đoạn bà con bắt được mà không dám ăn vì sợ bệnh những năm nầy bà con xã viên đang còn làm ăn tập thể HTX trời rét kéo dài liên tục mấy tháng bà con thiếu đói phải vay lương thực của nhà nước đến mùa gieo cấy chị em phụ nữ không chịu nổi cái lạnh cóng xương mà mổi ngày hai buổi phải đi ra đồng,Trâu bò rét quá có con phải chết .
Vào năm Quý Hợi1983 trời mưa mấy ngày rất lớn một cơn lũ tràn về vào khoảng 2giờ chiều đến 4h chiều nước dâng lên rất nhanh dọc đường thuyền đã di chuyển được đi dọc đường thấy gà vịt các làng hai bên bờ sông trôi theo bờ sông trôi vào đứng dọc bờ thanh họ Trần và hàng rào hóp một lúc sau nước dâng nhanh và cuốn trôi ra đồng khoảng 9h đêm tất cả các nhà trong làng đều bị nước ngập trên 1m2 có nhà lên đên 2m từ đầu đến cuối làng nước lai láng như biển, đợt lũ nầy trong làng thiệt hại rất lớn về tài sản và gia cầm trâu bò nước ngập hai ngày mới rút
Vào năm Ất Sửu 1985 vụ đông xuân lịch gieo cấy của sở nông nghiệp sớm hơn lịch Trung Quốc một tháng đến lúc lúa trổ sớm hơn gặp gió mùa đông bắc kết quả đã bị mất trắng do lúa không phơi mao được đến tháng 9AL một trận bảo lịch sử gió cấp 12 giật trên cấp 13-14 đổ bộ vào đêm tối nên nhà nào ngồi nhà nấy không dám đi ra ngoài đường những năm ấy nhà cửa còn sơ sài mái tranh và tôn mè của mĩ cấp những năm 1972 và 1973 lúc dân về hồi cư che xung quanh là vách phên tre trát phân trâu chưa có nhà lợp ngói qua một đêm sáng ngày từ đầu làng đến cuối làng tiêu điều xơ xác lương thực của bà con trôi mất và ướt,Trâu bò gia cầm trôi mất bà con đi và HTX tìm không ra
Vào năm Kĩ Mảo1999 một cơn lũ tràn về khoảng 4g chiều tôi từ Đông Hà vào trên dường về nhà là nước bắt đầu dâng một cách nhanh chóng như nước pha vào ly nước đến 7 giờ tối là đã tràn vào nhà lên đến 1 đến 1.5m hai ngày sau nước mới bắt đầu rút bùn non dày đên 20cm lương thực của bà con bị ướt không phơi được bị mộng do không có nắng đợt lũ nầy nước lũ từ vùng cao trước mới tràn về đồng bằng sau nên nhà các làng như Tân Điền .vực kè của xã Hải Sơn và Hải chánh trôi dạt về rất nhiều có nhiều ngôi miếu cột tròn trôi về cả ngôi kèm theo lư hương bát nước.Sau khi dọn nhà xong tôi trở ra Đông Hà với chú em từ Mĩ về thăm quê lần đầu chú sợ quá trên đường lên Mĩ Chánh đi theo con đường hồi đó (vì Chưa mở đường mới phía Hà Lộc)dọc bờ sông Ô Lâu nước lũ đưa về toàn là cát từ ngoài đường tràn vào vườn nhà dân có nơi lên đến 50 - 60cm tất cả các vườn chè lấp toàn cát,
Gần đây nhất trong năm 2011 hai trận lũ trong vòng một tháng không gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nhưng nước cũng ngập vào nhà trên 80%
Nhìn lại đã hơn 50 năm qua ở quê hương ta năm nào cũng có bảo lũ nhưng thiệt hại nhiều nhất đối với bà con trong làng là từ năm 1999 trở về trước,gần 10 năm trở lại đây bảo không lớn nhưng lũ năm nào cùng tràn đường đưa nguồn phù sa về đồng ruộng của chúng ta nên mấy năm vừa qua năm nào cũng được mùa cả hai vụ riêng năm Tân Mão 2011 vừa qua quê hương mình rất thắng lợi về nông nghiệp thu hoạch trước mùa mưa bảo/


Nguyễn Văn Hiền


Ngày 01/01/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét