Đụn rơm được xây sau vụ mùa thu hoạch
GIÓ LÀO CÁT TRẮNG HẢI LĂNG
Gió tây nam nó ảnh hưởng từ tỉnh Hà Tỉnh vào đến một phần của tỉnh Thừa Thiên,Hằng năm sau thu hoạch vụ mùa bà con nông dân lo gieo cấy vụ trái (vụ hè thu)trời nắng gay gắt người bứt toóc người cày kẻ cuốc để đất khô cho côn trùng chết bớt và đốt cháy hai bên giường ruộng để vụ sau mới hạn chế sâu bệnh mất mùa , gieo cấy xong là người nông dân bắt đầu có kế hoạch chống hạn nhiều năm hạn hán kéo dài ở đồng vườn* xe đạp nước phải đặt hai ba dội mới đưa được nước lên ruộng,những năm 1956 đến năm 1976 của thế kỉ 20 thời tiết năm nào cũng bốn mùa rỏ rệt xuân hạ thu đông bước qua tháng 4 âm lịch là bắt đầu gió nam thổi mạnh sau thu hoạch vụ mùa về sau này gọi là vụ đông xuân .
Ở Quảng Trị thường gọi là gió lào) làm cho đồng khô cỏ cháy,hói hà khô cạn tre pheo khô trắng,gió thâu đêm suốt sáng tôi còn nhớ những năm 60 gió lào đến cấp 7 cấp 8 nguồn nước sông cạn kiệt nước mặn lên đến cầu Mỹ chánh không có nước ngọt để tưới cho đồng ruộng mùa màng mất trắng bà con thiếu ăn phải nhờ đến cứu trợ của chính quyền.
Đến mùa gió nam thổi dân làng sợ nhất là cháy nhà vì nhà nào cũng có một đụn rơm để làm chất đốt có nhà nuôi trâu bò nhiều phải xây đến hai ba đụn rơm rất to để dự trử chất đốt và cho trâu bò ăn vào mùa mưa rét,nếu không may sơ suất mà lửa cháy đầu làng là lan cháy cả làng không trở tay kịp vì hầu hết là nhà tranh nên gió thổi mạnh từ nhà này sang nhà kế bên lửa cháy nhanh như chớp không có nước mà cứu hỏa gia đình nào cũng tranh thủ chuyền những thứ cần thiết như áo quần lúa gạo ra khỏi nhà cho kịp kẻo lửa ập đến.khi mà lửa đã bén vào tranh kèm theo nắng và gió mạnh thì đành phải để cho lửa hoành hành theo ý muốn của nó.sau khi hỏa hoạn xong đi từ đầu làng đến cuối làng cây cối xác xơ nhà cửa hoang tàn đổ nát gia súc gia cầm chết cháy còn hơn chiến tranh mới thấm thía câu (THỦY HỎA ĐẠO TẶC) Nước lũ,cháy nhà, chiến tranh.
Sau ngày hòa bình đập ngăn mặn cửa lác được xây dựng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cho cả hai mạn sông từ làng Vân Trình theo men hai bờ sông Ô Lâu nên nguồn nước ngọt có đủ tưới cho các đồng ruộng nhưng nước không còn uống được nửa dân làng chỉ tắm giặt vì nguồn nước bị tù đọng.đập ngăn mặn Cửa Lác giử nước ngọt để tưới cho đồng ruộng từ Thanh Hương lên tận Mĩ Chánh có tác dụng rất hiệu quả phục vụ cho hàng ngàn ha ruộng lúa từ của hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị.
Đất Quảng trị nói chung mà Hải Lăng nói riêng phải hứng chịu gió lào đời nầy sang đời khác ai đi xa quê không thể nào quên mùi khen khét của gió lào mà những năm ở làng quê phải làm ruộng chống hạn,chống ghe ra đồng bón phân,nhổ cỏ, đi đạp nước đêm lúc nghỉ ngơi ở lại ngoài đồng lên bờ ruộng ngồi ăn khoai lang uống bát nước chè xanh mà cảm thấy rất sảng khoái và say mê với công việc vào những năm khổ cực vất vã của thập niên sáu mươi.Năm nay gió lào từ tháng 4 đến tháng 6 mà vẫn chưa hết gió có thể nói là gió lào năm nay rất khác lạ hơn mọi năm gió cấp 4 cấp 5 và cả ngày lẫn đêm.
Ở vùng gần biển Hải Lăng các xã như Hải An ,Hải Khê, Hải Dương, Hải quế gió Lào phải làm đê ngăn cát bay có khi bà con đi làm nghề biển gặp sóng to gió lớn cũng gặp phải nhiều khó khăn, càng đi ra phía Đông Hà gió càng mạnh hơn mổi lần gió mạnh đi xe đạp xe máy cũng làm cho người đi xe rất vất vã cát bụi mù mịt mới thấm câu gió Lào Quảng Trị./.
Nguyễn Văn hiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét