Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

TÌM HIỀU CÁC LOẠI ĐẶC SÃN HAI MẠN SÔNG Ô LÂU VỀ PHÁ TAM GIANG



TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI ĐẶC SÃN CỦA HAI BÊN BỜ SÔNG Ô LÂU ĐẾN PHÁ TAM GIANG.  

             Trước tiên ta đi từ làng Tân Điền thuộc xã Hải Sơn, người dân ở đây trồng cây Chè đã từ lâu đời, chè “Lương Điền”tuy trồng tại đất lương điền nhưng lại mang cái tên là chè Mỹ Chánh cũng ngang hàng với chè Truồi ở Phú Lộc Huế nước rất xanh và đậm đà sau mổi bửa ăn xong uống vào một bát thì không có gì bằng,người dân ở đây ngày nào cũng có chè để bán nhưng đến mùa thu hoạch rộ thì họ đưa đi khắp nơi,chợ Mỹ Chánh,Ưu Điềm đặc biệt là gánh đi bán rong cho các làng lân cận về những ngày mùa thu hoạch lúa .Tờ mờ sáng là họ bắt đầu quang gánh ra đi rao bán từ làng Câu Nhi về tận làng Phú Kinh xã Hải Hoà bán hết hàng là đi bộ lên,đoạn đường khoãng trên dưới 10km,hiện nay chè Mỹ Chánh đưa đi khắp nơi ra đến tận Thị xã Quảng Trị,thành phố Đông Hà,Gio Linh,Vỉnh linh....,bửa nay thì phương tiện vận chuyễn và đi lại thuận lợi hơn nên họ đưa đi bán bằng xe ô tô,xe đạp,xe máy.
            Về làng Lương Điền mà có tên gọi dân gian là làng Kẻ Lạng đối diện với làng Phước Tích và Mỹ Xuyên phía nam sông Ô Lâu thuộc tỉnh Thừa Thiên có loại Đăc Sãn là Nưa. Cây nưa trồng theo từng vồng rộng độ khoãng 2.5 đến 3 mét khi trồng xong họ ủ rơm và các loại lá cây để giử độ ẩm cho cây,loài cây nầy khi thu hoạch thân cây dài độ 40 đến 60 cm mua về tước võ mõng bên ngoài thái ra nấu nhừ cùng với cá tràu ăn với cơm rất là tuyệt, gốc của nó có rất nhiều đáu đeo quanh mua về hấp chín chúng ta dùng dao gọt vỏ mõng và ăn với muối ớt rất ngon có khi ăn trừ bửa.Củ của nó để lâu được vừa để làm giống cho vụ sau số còn đem ra chợ bán,mua về nấu hấp ăn với đường cát rất bùi ăn và ngon.
            Đi ra phía nam 1 km có làng Tân Trường xã Hải Trường có khoai lang trồng tại vùng đất pha cát của làng nầy khoai rất bùi và ngon,lúc thu hoạch người dân đưa ra chợ bán số còn lại trải giữa nhà để dành để ăn làm giống cho vụ sau,loại khoai lang nầy ngoài ăn ra còn chế biến các thức ăn khác như nấu canh, nấu la gu ăn rất tốt cho sức khoẻ theo đông y người ta gọi là nhuận trường.
            Đi về làng Câu nhi và làng Văn Quỹ có loại sắn ở Câu Nhi có sắn “Càng” vì làng này có một vùng đất trồng màu ở men sông Ô Giang cạnh làng Văn trị ở Văn quỹ có  trưa đồng Vườn khi chiếc má cấy ruộng xong là trồng sắn,vào những năm 1950 đến 1972 dân làng ưu tiên những vùng đất này để trồng sắn lúc thu hoạch củ không lớn mà nhiều thân củ rất dài hấp với cơm ăn rất dẽo và thơm,nếu ăn nhiều người thì phải bóc võ bỏ vào nồi nấu một lúc độ một tiếng đồng hồ là đưa xuống ăn với muối mè ,những ông bà già khống có răng rất  thích ăn loại đặc sãn này thì lấy mo nang của cây tre bỏ củ sắn vào lấy cây gổ dập bẹp để ăn,thấy như vậy là đủ biết củ sắn Càng Câu Nhi và Sắn Vườn làng Văn Quỹ nó ngon và hấp dẫn đến chừng nào.
            Qua đò Ưu Điềm đi vào động Thôn Niêm thuộc xã Phong Hoà và Phong Bình rất nhiều bàu nước gọi là động cát làng Thôn Niêm,thôn Bàu có cây Rau Tong" ngoài ra còn  có tên gọi là Rau Bưng,Rau Xục Xạc"mọc dưới nước chảy quanh năm nên thân cây rất sạch cây mọc tự nhiên cứ đến mùa là dân làng đua nhau đi nhổ về đem ra chợ bán,loại rau này ăn rất tốt cho tiêu hoá,mua về rửa sạch trộn thêm một số rau màu khác như rau cải,rau thơm, thân cây ném,rau ngò,lá quế,rau chắp cá,dưa giá....mổi loại một ít trộn đều tuỳ theo người ăn để gia công chế biến, nước chắm thường dùng mở heo vằm nhỏ cùng với gia vị như mắm tôm”ruốc biển” mỳ chín, ớt bột, tất cả các gia vị nầy nấu như nấu canh nhưng hơi mặn ăn với rau tong mới vừa và ngon, ai mà đã sống ở các làng hai bờ sông Ô Lâu khi đi xa cứ nhớ loại rau đặc sãn này,nhà thơ Lê Đăng Mành ở làng Văn Quỹ đã cảm nhân viết bài thơ về "Rau Tong" như sau.
RAU TONG
Ngút ngàn độộng(1) cát Thôn Niêm
Đưới trằm(2) lấp lánh Mạ(3) tìm Rau Tong
Bồng bềnh rau lướt sóng đông
Rét run triêng gióng(4) Mạ còng lưng sương(5)
Phận nghèo rau cũng cảm thương
Chêm(6) cùng khoai sắn đoạn trường giêng hai
Đời con phiêu bạt trần ai
Cao lương thì kệ(7), nhớ hoài Rau Tong
      (Mùa rau tong đã về, thu Tân Mão - 2011)
LÊ ĐĂNG MÀNH 
CHÚ THÍCH
(1)-Độộng cát: cồn cát, gò cát
(2)-Đưới trằm: dưới bàu, dưới ao, hồ
(3)-Mạ: mẹ
(4)-Triêng gióng: quang gánh
(5)-Sương (động từ): gánh
(6)-Chêm: nêm, nhét thêm, kèm thêm.
(7)-Kệ: bỏ qua, xem như không có
Chúng ta đi về
            Chúng ta đi về qua đò ngang qua làng Ưu Điềm về làng Phù Trạch, làng Lương Mai rồi tới làng Phù Lai có tên gọi khác là Phong Lai ở đây cũng đất pha cát người dân ở đây trồng cây thuốc lá ngọn đến mùa thu hoạch họ phơi khô xâu lại thành từng xấp cất lại họ bán thường xuyên quanh năm tại các chợ từ Phò Trạch,Mỹ Chánh về tận Thanh Hương Đại Lược,Thế Chí,thương nhân họ mua bán rất dể tính vừa bán sĩ vừa bán lẽ,bán theo nhu cầu của người mua có khi mua chỉ một lá để hút họ cũng bán rất vui vẻ, mặt hàng nầy họ đưa đi khắp nơi để bán về tận các làng quê hai tỉnh Quảng Trị Và Thừa Thiên,loại thuốc lá nầy ở Thừa Thiên có làng Mỹ Lợi huyện Phú Lộc ở Vĩnh Linh Quảng Trị  có xã Vĩnh Thái đều được người tiêu dùng rất ưu chuộng khi hút vàođậm đà thơm ngon và thàn trắng riêng thuốc lá Phù Lai được xếp vào bốn loại hàng đặc sãn mà có câu ca dao ở trong vùng rằng.
Nhất thuốc Phù Lai
Nhì khoai Tân Trường
Ba Nưa Kẻ Lạng
Bốn sắn càng Câu Nhi
          Từ làng Rào thuộc xã Phong Bình tỉnh Thừa Thiên đi về độ 4km là làng Thanh Hương chuyên trồng ớt trái cứ đến vụ thu hoạch người dân làng hái quả đưa lên các chợ bán họ rất cẩn thận để nguyên cả cuống quả dùng cho dài ngày,loại ớt nầy chế biến rất nhiều món ngâm với muối hạt cho vào thẩu gọi là ớt chua, mua tươi về vằm thật nhỏ bỏ váo ít đường và ruốc tươi trộn đều ăn với cơm rất ngon, phần còn lại phơi khô đưa vào cối giả mịn mà ngày nay dùng máy xay nhỏ gọi là ớt bột để gia vị lúc chế biến các món ăn thường ngày,hiện nay cây ơt ở làng Thanh Hương dân làng trồng quanh năm để bán ra thị trường.
TRỒNG THUỐC LÁ Ở LÀNG PHÙ lAI"PHONG LAI"
           Nói chung các làng có các mặt hàng trên  trước tiên là do thổ nhưỡng của đất theo từng vùng phù hợp với từng loại cây để trồng cho năng suất và có giá trị kinh tế cao đã được người tiêu dùng công nhận là đặc sãn,nhưng tiếc thay làng Câu Nhi và Văn Quỹ nay không còn trồng sắn trên đất củ nửa và đã mất đi một mặt hàng giá trị mà đã bao đời ông cha ta lưu truyên lại.các vùng đất trồng sắn ngày xưa nay đã có nước để trồng lúa hai vụ nên các  HTX nông nghiệp cho quy hoạch để bà con trồng lúa,hiện nay tất cả các làng quê thuộc hai bên sông Ô Lâu ngoài các mặt hàng đặc sãn đó ra người ta trồng rất nhiều rau,củ,quả như mướp đắng, mướp ngọt,bầu,bí đao,bí ngô... cung cấp cho thị trường với số lượng khá lớn quanh năm suốt tháng ngày nào các chợ đều có hàng để bán theo nhu cầu của thị trường ./.
THUỐC LÁ PHƠI KHÔ XÂU THÀNH XẾP ĐỂ ĐƯA ĐI BÁN

GÁNH CHÈ MỸ CHÁNH ĐẾN BÁN TẬN TỪNG NHÀ


ỚT TƯƠI VÀ NGÒ



MẮM TÔM CÒN GỌI LÀ RUỐC BIỂN
HÀNH HƯƠNG
GIÁ ĐỔ VÀ RAU THƠM

ỚT BỘT

CẢI XANH

RAU TONG  PHOTO NHƯ KHOA .VĂN HIỀN

CHỢ QUÊ HÀNG RAU TONG VÀ CHỘT NƯA




RAU TONG VÀ NƯỚC RUỐC CHẤM KHI ĐÃ CHẾ BIẾN  XONG
 
Viết bài Nguyễn Văn Hiền

HÌNH ẢNH ĐẠI TRAI ĐÀN CHẨN TẾ TẠI CHÙA VĂN QUỸ NĂM CANH DẦN 2010

QUÝ THẦY ĐANG LỄ CHẨN TẾ




CUNG ĐÓN CHƯ TÔN ĐỨC VỀ DỰ LỄ


KHAI KINH BẠCH PHẬT




BÀI VỊ CỦA QUÝ HƯƠNG LINH




BÀN THỜ NGỦ PHƯƠNG

GIÃI OAN BẠT ĐỘ ĐƯA HƯƠNG LINH QUA CẦU








ĐƯA BÀI VỊ HƯƠNG LINH THIÊU  HOÁ


CUNG ĐÓN CHƯ TÔN ĐẠI ĐỨC TĂNG NY VỀ DỰ LỄ TRAI ĐÀN






HOÀ THƯƠNG TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ TỈNH GIÁO HỘI CHỨNG MINH


LỄ TRAI TĂNG


Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

ĐÁM CƯỚI QUÊ TÔI



























ĐÁM CƯỚI CHÁU NGUYỄN VĂN HÃN


PHONG TỤC CƯƠÍ HỎI Ơ LÀNG QUÊ VĂN QUỸ XƯA 
           Vào những năm 50 và sáu mươi của thế kỉ trước trai gái trong làng đều do cha mẹ đặt đâu là con phải nghe theo, phần nhiều là do bà mai mối thông qua giữa hai gia đình ngươi mai mối gặp bên nhà gái và hẹn cho nhà trai qua làm quen để nói chuyện xin hỏi con gái về làm vợ cho con trai của mình.
Phải tuân theo các lễ thăm nhà gái như sau. 
           Nhà trai mang theo một lít rượu và một nhánh cau và có khi là một miếng thịt độ 1kg hoặc một cặp vịt để nói chuyện với nhà gái.
Hai bên nói chuyện vui vẻ và bên nhà gái thuận hứa gả con gái rồi hai nhà cùng ăn trầu uống rượu với sự có mặt của bà mai.đi qua về vài lần thì xin đi lễ đính hôn”Lễ hỏi” các lễ vật bao gồm một buồng cau và mươi liếp trầu,một cặp đèn sáp số 1. một chiếc khâu một chỉ vàng, hai lít rượu trắng, nhà nào khá giả thì có thêm hai đòn chả và bánh trái,và lễ vật nhiều hơn.
          Đi lễ hỏi và lễ cưới thường là có đủ ông bà không đi lẽ vì đi lẽ nhà gái sợ con mình sau này đơn chiếc đi độ khoảng 20 người trở lại có hai cháu cầm hai lồng đèn và hai chiếc lọng. Tất cả lễ vật đều sắp trong một chiếc sề bằng gổ đóng chuông vuông 0,8 mét và hai người gánh ở xa ngoài làng cũng như trong làng đều đi bộ một đoàn,đến cổng nhà gái nhà trai cử người vào trình là họ nhà trai đã đến và họ nhà gái chấp thuận thì nhà gái vào.sau khi vị gia chủ cúng một tuần rượu khấn vái với gia tiên là cho con gái đi lấy chồng xong cha mẹ của nhà trai vào lễ bái để xin hỏi con dâu,tiếp theo là chú rể vào lễ bái,xong phần nghi lễ theo phong tục thì đại diện hai gia đình giới thiệu bà con nội ngoại để làm quen và biết mặt xong ngồi ăn trầu uống rượu vui vẻ riêng cô dâu không có mặt thường là hay đi sang nhà bà con hoặc nhà hàng xóm lánh mặt đợi xong việc mới về.
            Như vậy là kể từ ngày mai trở đi bên nhà gái có công việc gì là chàng rể đều qua phục vụ”gọi là làm rể”trong thời gian làm rể có khi từ ba đến 5 năm tuỳ theo bên nhà gái thuận lợi thì 2 ba năm là cho cưới,phía nhà gái mà có tang ông bà cha mẹ thì phải đợi hết tang thì nhà gái mới cho nhà trai tổ chức lễ cưới.
            Trong thời gian ba năm làm rể các công việc như cày bừa*,gặt lúa,đạp nước,xây đụn rơm*, lợp nhà,gọi bạn đi gặt lúa.....tất cả các công việc chàng rể phải hoàn thành bên nhà gái vừa lòng và nàng dâu thấy chồng tương lai mình giỏi giang cũng mừng thầm trong bụng.
           Có một điều nghiêm khắc mà nàng dâu phải giử theo quy tắc chung của phong tục tập quán là chỉ nhìn trộm người chồng tương lai của mình không được chuyện trò hò hẹn đi chơi chổ này chổ khác như bây giờ còn chàng rể thì chỉ thấy thoang thoáng thậm chí không thấy rỏ mặt trong thời gian làm rể 3 năm dài đăng đẳng như vậy.Sự chờ đợi của đôi nam nữ ngày xưa chúng ta mới thấy hết sự nghiêm khắc của gia đình hai bên và phong tục tập quán “Cheo làng cưới họ”của các làng quê miền trung của chúng ta.
                         Cho nên các làng quê  miền trung  mới có câu ca rằng.
THƯƠNG NHAU CAU HẾT NỬA VƯỜN*
TRẦU TAN NỬA CHỢ CHƯA TƯỜNG *MẶT NHAU
           Vì lẽ đó mà cũng có trường hợp bên nhà gái lúc đưa dâu qua nhà trai không đưa người em mà đưa người chị vì người chị không có nhan sắc và tuổi đã lớn nhà gái sợ con mình luống tuổi sau này khó lấy chồng.
            Sau thời gian 3 năm chín muồi họ nhà trai nhờ bà mai cùng với cha mẹ chú rể qua nhà gái xin lễ cưới dâu,thuận lợi thì nhà gái bằng lòng và hai bên bàn bạc lễ vật cái trước tiên mà không thể thiếu là chiếc áo dài cô dâu buồng cau, hai lít rượu trắng,một cặp đèn sáp số 1, một chiếc khâu vàng một chỉ,một đôi tằm đeo tai, nem chả, một vài cặp vịt,nhà khá dã thì có con lợn độ năm sáu mươi cân....
 Sau khi gia đình nhà trai đi xem giờ và ngày tốt có khi xem tuổi của đôi trai gái phải tổ chức lễ vào 2 đên 5 giờ sáng  được tổ chức theo thứ tự như sau.
            Lễ giao lời”nhà trai đi độ 8 đến 10 người sang nhà gái xin thống nhất giờ nộp lễ và giờ rước dâu.
            Lễ nạp lễ vật xin cưới đi rất đông đủ bà con nội ngoại của bên nhà trai đi đên gần nhà gái xếp thành hai hành rất đẹp có đèn,lọng khay trầu đi trước vào báo là họ nhà trai đã đến,vào nhà gái mọi nghi lễ cũng như lễ hỏi vậy xong hai họ ăn trầu uống rượu cười nói vui vẻ một lúc họ nhà trai xin cáo từ ra về để tiếp đón bà con đến dự lễ thành hôn của con trai,
            Sau lễ rước dâu xong chiều họ nhà trai cử người gánh quà cùng với hai vợ chồng về thăm nhà thông gia và đưa lễ vật dọn lên bàn thờ để ông bà thông gia bái yết tổ tiên là con gái đã thành gia thất hôm nay về thăm gia đình sau đó hai vợ chồng mới cưới vào lạy ông bà. Ngồi một lúc hai vợ chồng xin phép ra về ,hai ngày sau hai vợ chồng đi thăm tất cả bà con nội ngoại của hai bên gọi là ra mắt bà con nội ngoại.
            Kể từ đó nàng dâu về nhà chồng chăm lo công việc của gia nương bên chồng và đảm đương mọi công việc,sinh con nối dõi cho gia đình nhà chồng và dòng họ./.
Nguyễn Văn Hiền
 *Cày Bừa ruộng
 *Xây rơm 
 * Nương gọi là vườn
 * Thấy nhau

































ĐÁM CƯỚI CHÁU NGUYỄN VĂN HIỂN TỪ NHÀ GÁI Ở QUẢNG NAM

































ĐÁM CƯỚI CHÁU NGUYỄN THỊ MINH HÀ
































































ĐÁM CƯỚI CHÁU ĐỔ VĂN TRƯỜNG Ở ĐÔNG HÀ



























PHOTO: NGUYỄN VĂN HIỀN