Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

HAI BÀI THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT CỦA HAI NGƯỜI BẠN TRI ÂM

HAI BÀI THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT CỦA HAI NGƯỜI BẠN TRI ÂM

Link cố định 27/09/2011@6h38, 3350 lượt xem, 
TÁI NGỘ BẠN HIỀN (Bài xướng)
Bao năm xa cách nhớ không nguôi
Nay được mừng vui gặp lại rồi
Xứ Huế tụi mình vui sánh bước
Nhưng lòng chan chứa bóng quê thôi
Nguyễn Văn Bình
GẶP LẠI TRI ÂM (Bài họa)
Nhớ nhung dồn tụ chẳng hề nguôi
Nay bất ngờ vui gặp bạn rồi
Hai đứa chung mừng trên phố Huế
Mai thì quê cũ trở về thôi
Trần Văn Thừa
Chú thích: Đây là 2 bài thất ngôn tứ tuyệt xướng họa theo lối xuất khẩu (Được chép lại sau đó) trong lúc cùng đi dạo phố của 2 người vốn là bạn rất thân thiết ở quê sau nhiều năm xa cách gặp lại nhau trên phố Huế một ngày hè năm đinh dậu (1957) của chú tôi và ông Trần Văn Thừa rất quý giá với gia đình tôi đã được con trai của ông là anh Trần Tư Ngoan lưu giữ và gởi tặng cho tôi.
Nguyễn Văn Hiền xin đăng lên trang website để anh em trong gia đình đọc mà cảm phục xuất khẩu thành thơ của quý cụ đã sáng tác vào thập niên 50 của thế kỷ trước.

THIÊN TAI BẢO LỤT QUÊ MIỀNG

THIÊN TAI BẢO LỤT QUÊ MIỀNG
Những trận thiên tai Bảo Lũ lịch sử tong vùng và làng Văn Quỹ chúng ta thế kĩ 20 và đầu thế kĩ 21 từ 1953 đến 2011mà cao điểm tập trung vào những tháng 8 và tháng 9AL hàng năm
Trận lũ lịch sữ đã gây thiệt hại rất lớn tôi được nghe các bậc cao niên trong làng kể lại hồi đó tất cả các nhà thờ họ,nhà thờ đạo,trường Mẫu Tâm Đình Làng,Chùa làng,và một số nhà giàu là nhà năm gian,ba gian hai chái mái lợp ngói liệt tường xây gạch (vồ) cửa gổ nhà dân làng được trên 30% là nhà rường nhưng mái lợp tranh xung quanh vách đố ván có nhà được xây bờ lô bao che nhưng nhà rất thấp không cao như bây giờ số nhà còn lại là nhà cột tre vách tre đan và trát đất,đến mùa mưa bảo thì chỉ nhà của dân bị thiệt hại còn các nhà trên ít bị.Nghe các ông kể cũng vào tháng 9 AL năm Quý Tỵ 1953 một trận lũ ập về ngập toàn nhà cửa cả làng đều xắp mái so với nhà xưa thì chúng ta có thể tính được vào khoảng 2 đến 2,5 mét đã thiệt hại rất nhiều tài sản,lúa nhà giàu nhà của chị nhà Phúc rất nhiều vì lúa trử cho dân làng vay và một số người chết.các bậc cao niên trong làng cho là trận lũ lớn nhất trong thế kĩ 20 mà dân làng phải hứng chịu.
Vào năm Giáp Thìn 1964 hồi đó chưa có dự báo thời tiết như bây giờ trận bảo cấp 12 dật trên cấp 13-14 đổ bộ vào Tỉnh Quảng Trị đi theo hướng từ biển tràn vào từ 3giờ chiều đến tận 4 giờ sáng khi chuyển sang gió nồm mới bắt đầu dịu hẳn lúc ấy mọi người mới hoàn hồn và đi tìm tài sản như trâu bò lợn gà không thể tả được cấp gió bảo nhà rường (chân Trò) của bà Nguyễn thị Gái ở xóm Thượng An nó lật ngược chân cột lên trên trời,từ đầu làng đến cuối làng tre pheo tan tác nhà cửa xác xơ,tôi chứng kiến cảnh gió mạnh đã đẩy bay ngói nhà thờ họ Lê và họ Trần bay vèo vèo đi như tên bắn nó đã găm vào tre nhà ông thợ thì chúng ta hình dung là sức gió đến cấp mấy,vào khoảng 5giờ chiều người bạn của tôi chăn giử trâu cho nhà ông Mậu đi đón trâu về lúc đi ngang qua gió bảo gần nhà tôi một tấm tôn bay sát đầu làm tóc bị cắt tôi tưởng đã bị thương nhưng phước đức thay là không hề hấn gì.
sau trận bảo lớn nầy các bác ở trong làng đã làm bài vè như sau.

Bảo năm Thìn tháng chín lẽ ngày
Thiên hạ chưa hay trời đà động chuyển
Thiên hạ xi vi lụt bạo mần chi
Chùa thiên miệu thánh vậy thì xơ vơ
Trôi dạt dật dờ trôi khắp tứ phương
Mít chuối đã đổ đầy nương
Tre bổ choán đường thôi lại chứa chan
Mấy người nghèo nàn cũng vì bạo to
Bạo to gọi rằng bạo thần
Trời không hay mần mà trời hay phá
Gió đông ra rã đã quá cơm hôm
Nửa đêm bạo nồm rạng ngày trở gió
Quảng Bình không có lặng phắc như tờ
Viết một trăm thơ không hề than vãn  
Nghe mấy lời anh dặn cái bạo năm nay
Tre đổ bán ngay treéc nồi cũng lũng
Bao la trôi thúng,Kẻ Văn trôi tơi
Trôi đi khắp nơi trôi về trong phủ
Trôi đã đủ làng
Thương thân hai anh lính mới về ban 
Về chưa thấu làng đã tống tờ vô
Binh ny xưởng bộ Binh bộ quán xơ
Cái bạo lơ lơ năm ny quá dử.
********
Vào năm Tân Hợi 1971 một trận lũ lịch sử tràn về rất đột ngột nước dâng rất mau không thể hình dung nổi cả làng lai láng như biển năm đó đang xẩy ra chiến tranh nước ngập vào nhà tôi lên đến hai mét, Sau trận lũ chính quyền miền nam viện trợ lương thực nên bà con cũng không thiếu đói nhưng tài sản mất mát rất nhiều
Vào năm Nhâm Tuất 1982 một trận rét kéo dài đến mức cá dưới nước phải bị lở loét nó ăn mòn từng đoạn bà con bắt được mà không dám ăn vì sợ bệnh những năm nầy bà con xã viên đang còn làm ăn tập thể HTX trời rét kéo dài liên tục mấy tháng bà con thiếu đói phải vay lương thực của nhà nước đến mùa gieo cấy chị em phụ nữ không chịu nổi cái lạnh cóng xương mà mổi ngày hai buổi phải đi ra đồng,Trâu bò rét quá có con phải chết .
Vào năm Quý Hợi1983 trời mưa mấy ngày rất lớn một cơn lũ tràn về vào khoảng 2giờ chiều đến 4h chiều nước dâng lên rất nhanh dọc đường thuyền đã di chuyển được đi dọc đường thấy gà vịt các làng hai bên bờ sông trôi theo bờ sông trôi vào đứng dọc bờ thanh họ Trần và hàng rào hóp một lúc sau nước dâng nhanh và cuốn trôi ra đồng khoảng 9h đêm tất cả các nhà trong làng đều bị nước ngập trên 1m2 có nhà lên đên 2m từ đầu đến cuối làng nước lai láng như biển, đợt lũ nầy trong làng thiệt hại rất lớn về tài sản và gia cầm trâu bò nước ngập hai ngày mới rút
Vào năm Ất Sửu 1985 vụ đông xuân lịch gieo cấy của sở nông nghiệp sớm hơn lịch Trung Quốc một tháng đến lúc lúa trổ sớm hơn gặp gió mùa đông bắc kết quả đã bị mất trắng do lúa không phơi mao được đến tháng 9AL một trận bảo lịch sử gió cấp 12 giật trên cấp 13-14 đổ bộ vào đêm tối nên nhà nào ngồi nhà nấy không dám đi ra ngoài đường những năm ấy nhà cửa còn sơ sài mái tranh và tôn mè của mĩ cấp những năm 1972 và 1973 lúc dân về hồi cư che xung quanh là vách phên tre trát phân trâu chưa có nhà lợp ngói qua một đêm sáng ngày từ đầu làng đến cuối làng tiêu điều xơ xác lương thực của bà con trôi mất và ướt,Trâu bò gia cầm trôi mất bà con đi và HTX tìm không ra
Vào năm Kĩ Mảo1999 một cơn lũ tràn về khoảng 4g chiều tôi từ Đông Hà vào trên dường về nhà là nước bắt đầu dâng một cách nhanh chóng như nước pha vào ly nước đến 7 giờ tối là đã tràn vào nhà lên đến 1 đến 1.5m hai ngày sau nước mới bắt đầu rút bùn non dày đên 20cm lương thực của bà con bị ướt không phơi được bị mộng do không có nắng đợt lũ nầy nước lũ từ vùng cao trước mới tràn về đồng bằng sau nên nhà các làng như Tân Điền .vực kè của xã Hải Sơn và Hải chánh trôi dạt về rất nhiều có nhiều ngôi miếu cột tròn trôi về cả ngôi kèm theo lư hương bát nước.Sau khi dọn nhà xong tôi trở ra Đông Hà với chú em từ Mĩ về thăm quê lần đầu chú sợ quá trên đường lên Mĩ Chánh đi theo con đường hồi đó (vì Chưa mở đường mới phía Hà Lộc)dọc bờ sông Ô Lâu nước lũ đưa về toàn là cát từ ngoài đường tràn vào vườn nhà dân có nơi lên đến 50 - 60cm tất cả các vườn chè lấp toàn cát,
Gần đây nhất trong năm 2011 hai trận lũ trong vòng một tháng không gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nhưng nước cũng ngập vào nhà trên 80%
Nhìn lại đã hơn 50 năm qua ở quê hương ta năm nào cũng có bảo lũ nhưng thiệt hại nhiều nhất đối với bà con trong làng là từ năm 1999 trở về trước,gần 10 năm trở lại đây bảo không lớn nhưng lũ năm nào cùng tràn đường đưa nguồn phù sa về đồng ruộng của chúng ta nên mấy năm vừa qua năm nào cũng được mùa cả hai vụ riêng năm Tân Mão 2011 vừa qua quê hương mình rất thắng lợi về nông nghiệp thu hoạch trước mùa mưa bảo/


Nguyễn Văn Hiền


Ngày 01/01/2012

DƯỚI BÓNG CHIỀU QUÊ



CÔN BỤI TRE MÔT LÚC VỀ CHIỀU

ĂN NO TẮM MÁT VỀ NHÀ
       DƯỚI BÓNG CHIỀU QUÊ

Mây pha màu cúc ửng vàng
Gió hây hây thổi khói lam đón chiều
Náu mình trong vạt nắng xiêu
Dáng ngày lần bước cô liêu qua cầu
Bóng quê mọc rễ vào đâu
Mà bao dâu bể dãi dầu vẫn tươi
Ruộng nương rôm rả nụ cười
Cỏ cây hoa bướm thảnh thơi nô đùa
Nhà nông tất tả sớm trưa
Vẫn kêu đồng áng dành thừa chiều ra
Để xem thỏ lặn ác tà
Để xem bến nước cây đa hẹn hò
Ai về nối lại vần thơ
Lối rêu hồi tưởng bây giờ trăng sao
Khóm tre, đám mía, bờ ao
Rung reo kỷ niệm gọi chào người thân
Ai đi mòn gót phong trần
Có hay chốn cũ bâng khuâng dặm vời
Cánh cò bay tít mù khơi
Mái đình ở lại ru hời nhện giăng
Mẹ già quang gánh gian truân
Sắn khoai họp chợ đếm từng buổi sương
Hồn nhiên mấy đám trẻ vườn
Nghiêng lưng cõng gió lên nương thả diều
Vườn quê chín ngọt thương yêu
Ngõ mai rơm rạ cổng chiều trầu cau
Quê nhà đôi bóng có nhau
Bóng chiều êm ả gối đầu bóng quê.

XUÂN 2012 TRÂN TƯ NGOAN

MÙA HÈ QUÊ TÔI


Nắng nung cháy sạm nửa làng

Dồn bao tia lửa đổ loang cánh đồng

Khô queo đám mía mẹ trồng
Gió vượt biên giới nực nồng phả hơi

Quắt quay tụ giữa mắt người

Bao nhiêu hoa nở trên môi héo dần

Đàn gà muốn trụi cả lông

Núp nhờ chỗ mát nằm trong bụi trầu

Sau vườn lũ vịt đi đâu

Xuống khe nước cạn rúc đầu chổng đuôi

Ngoài sông náo nhiệt như sôi

Tắm luôn nỗi nhọc thả trôi nỗi phiền

Đò ai gác mái nhìn lên

Đám mây ngó xuống gọi tên mùa hè.
TRẦN TƯ NGOAN

Ngãi Giao, tháng Bảy 2012

THUYÊN CHƠ VÂT LIÊỤ XUÔI NGƯỢC DÒNG Ô LÂU
TRÂU ĂN VÊ CHIÊÙ THEO DỌC BỜ ĐÊ

NHỮNG NGÀY LỄ TẾT CỦA LÀNG VĂN QUỸ

NHỮNG NGÀY LỄ TẾT CỦA LÀNG NĂM NHÂM THÌN 2012

LỄ TẤT NIÊN LÀNG NĂM TÂN MÃO
Vào sáng ngày 25 tháng chạp năm Tân Mão nhằm ngày 18 tháng 01 năm 2012 làng Văn Quỹ tố chức lễ tất niên tại đình làng.Năm nay đình làng rất khang trang nhìn ngoài vào rất lộng lẫy ba gian ba bộ hương án trên bức liền ba gian giửa là bức hoành phi chạm bốn chử VĂN QUỸ ĐẠI ĐÌNH do gia đình ông Nguyễn Bá Đại cúng làng trong dịp tết năm nay sơn son thếp vàng,lễ vật cúng hoa quả và bánh trái trầu rượu.Đúng 7 giờ sáng bắt đầu khỉ lệnh,lệnh chinh Bác Lê đăng Tỵ lệnh trống bác Ngô Văn Năm sau ba hồi chinh cổ ban nhạc hoà tấu nhạc sanh khỉ nhạc xong ban gia lễ xướng Tựu Vị quý bác đứng vào từng vị trí đã được làng cử,gian giửa bác Hội chủ Nguyễn Bá Đại gian tả đứng giửa bác trưởng tộc Lê Đăng Luỹ bên tả bác trưởng tộc Đổ Bá Dủng bên hửu bác trưởng tộc Trần Văn Phú gian hửu đứng giửa bác trưởng tộc Nguyễn Khánh Tỉnh bên tả bác trưởng tộc Ngô Văn Chớ bên hửu để trống vì họ sáu (Họ Phạm) lễ bái tại đình làng Văn trị sau tuần rượu sơ hiến đến tuần rượu thứ nhì bác đại diện tướng lễ đọc Văn lễ tất niên của làng cúng dâng thêm hai tuần rượu á hiến và chung hiến quý vị đại bái phân lập ra ngoài tiếp tục quý bác chức sắc trong làng vào lễ bái sau khi quý bác lễ xong gia lễ xướng tựu vị quý bác đại bái đứng vào vị trí của mình gia lễ xướng lễ tất hồi lệnh chinh cổ và nhạc.
Ngày 30 tết đúng 7 giờ làng cúng lễ 30 cuối năm xong quý bác lên lễ tại nhà thờ âm hồn đêm 30 tết làng tập trung đón giao thừa đúng 11giờ lễ đón năm mới làng tổ chức mừng tuổi quý bậc thần linh và quý ngài Thuỷ Tổ sáu họ thờ tại đình.
Sáng mồng 3 tết năm mới Nhâm Thìn đúng 7 giờ làng tổ chức lễ cúng đưa xong làng lên cúng tại đàn âm hồn các họ về tổ chức cúng tại các nhà thờ họ tết năm nay làng tổ chức không lớn nhưng đầy đủ lễ nghi từ lễ tất niên đến lễ giao thừa hy vọng một năm mới mưa thuận gió hoà cầu mong cho con cháu xa gần được Vạn Sự An Lành và bà con dân làng gặt hái nhiều kết quả về sản xuất nông nghiệp.
Ngày mồng 6 tháng giêng năm Nhâm Thìn 2012
Nguyễn Văn Hiền

CHÙM THƠ CÁI RỐN CỦA NGUYỄN VĂN ĐẮC

CHÙM THƠ CÁI RÔN NGUYỄN VĂN ĐẮC


NHÀ THƠ NGUYỄN VĂN ĐẮC



 CHÙM THƠ CÁI RỐN NGUYỄN VĂN ĐẮC

Nhà xuất bản Thuận Hoá xuất bản năm (2009)
          CÁI RỐN
Ai cũng có một lần sinh ra
Từ giọt máu của cha
Từ quặn đau của Mẹ
Cái rốn sinh ra âm thầm lặng lẽ
Dấu ấn một đời lòng mẹ cắt ra
Triệu triệu người trong cuộc sống chúng ta
Có những người không tật bẩm sinh
Họ có thể mang một thân thể dị hình!
Họ đã thiếu cái mà họ không thể thiếu
Cái rốn
Cái rốn vốn lớn lên âm thầm lăng lẽ
Dấu ấn một đời lòng mẹ cắt ra
Chín tháng mười ngày lòng mẹ nối rốn con
Miếng dỡ miếng ngon mẹ cũng nuôi con qua đường ấy!
Đủ tháng, đủ ngày con lớn dậy
Mẹ cắt ruột mình để rốn lại cho con
Từ đó con mang rốn vào đời
Mang theo cả nỗi đau và niềm hạnh phúc
Có hạnh phúc nào không bắt đầu vào nỗi đau?
Có nỗi đau thì niềm hạnh phúc mới dịu vợi
Ai cũng có một quê hương!
Ai cũng có một nơi chôn nhau cắt rốn
Từ thưở lọt lòng “đỏ hỏn”
Ai cũng có một phần máu thịt để lại nơi đây!
Không nơi đâu sâu nặng hơn nơi nầy
             Quê Hương
    DÒNG SÔNG TUỔI MẸ
(1)Khi mẹ sinh con đã có dòng sông
Dòng sông ấy đã chảy qua đời Mẹ
Tháng năm dài con sông dâu bể
Nắng dãi mưa dầm đời Mẹ gian truân
Từng gánh nước oằn vai,lưng còng vai nặng
Trún cho con ngụm nước quê mình
Tắm cho con khí linh của Ô lâu trường thuỷ
Mẹ hiền ơi muôn thuở ân dày
Khi nắng hạn khi mưa dầm
Khi nước lớn khi nước rong
Nước rong Mẹ còng lưng tát nước
Nước lớn lụt về Mẹ xuôi ngược lo toan
Thân cò lặn lội gian nan
Biển sông đời Mẹ cơ man nhọc nhằn
Mẹ thường bảo quê người chẳng đặng
Sông nước mình nghĩa nặng tình sâu
Thuở ấy bên sông ánh trăng vàng
Mẹ ngồi trải tóc khúc sông trăng
Sông trăng thổn thức lòng xao xuyến
Rộn rã bên đời một nét thơ
Cũng từ dạo ấy giửa hai bờ
Bên bồi bên lỡ vấn vương tơ
Ô lâu xanh thẳm mang tình Mẹ
Sông lại đêm về ôm bóng trăng
Bóng trăng xào xạc xao lòng Mẹ
In dấu duyên tình khúc sông trăng
Từ tình yêu ấy Mẹ sinh con
Khi Mẹ sinh con đã có dòng sông
Sông vẫn chảy đời sông bình lặng
Chỉ dạt dào khi mưa đổ triều dâng
Mẹ vẫn khổ khi con đông nhà khó
Có bao giờ được bình lặng như sông.

(2) Bến Ô lâu ai sầu ai thảm *
Mang nặng cuộc tình dĩ vảng mong manh
Chiều về nghiêng bóng đa xanh
Gió lùa sông vắng nắng hanh sông vàng
Trách chi một chuyến đò ngang
Ai về bên ấy bẽ bàng tình ai
Dặm dài bước một bước hai
Cây đa bến cộ sầu ai ai sầu?
Lững lờ con nước chảy ngang
Con cá bay nhảy rộn ràng mưa qua
Cá ơi ngọt nước canh cà
Quê hương ấm dịu mặn mà rau tương
Con trâu mẹp nước bên đường
Miệng cười nhai lại chút hương cỏ đồng
Ô lâu sông của dòng sông
Dòng sông tuổi Mẹ mặn nồng tình yêu
             Nguyễn Văn Đắc
TRÂU MẸP BÊN HÓI CÀY NGANG

Chuyện kể:Có chàng thư sinh xứ Nghệ vào Huế học thi,khi đi ngang qua sông Ô lâu trên chuyến đò ngang đã bén tình với cô lái đò.Khi công thành danh toại trở về bến xưa tìm lại người yêu thì người yêu đã chết sau bao ngày mòn mỏi đợi chờ.
(3)Lời nàng thề hẹn với chàng*
Bao năm chờ đợi ngày càng xa xăm
Đêm rằm ngơ ngẩn dưới trăng
Nhìn bên bờ thấy chàng rằng đò ơi
Vội vàng đò vượt ra khơi
Thấy trăng sáng!trời ơi không phải chàng
Rã rời lơ lững đò ngang
Nhảy sông tự vẩn tìm đàng"cỏi âm"
ST:Nguyễn Văn Hiền
*Chuyện kể:Nàng chờ đợi mỏi mòn bổng một hôm ngồi bên nầy nghe có tiếng gọi đò qua sông,nàng thấy ai giống bóng chàng về vội vàng chèo đò sang đón,ra giửa sông nhìn không thấy ai,cũng do trông đợi mỏi mòn mà mường tượng vừa buồn vừa tủi thân nàng đành nhảy sông tự vẫn,khi chàng về nghe thân sinh của nàng kể lại.Chàng đành mang kiếp chèo đò để nuôi cha già của nàng đến hết đời của mình nên mới có câu ca dao Cây đa bến cộ nay người khác đưa!
Ngày 21-04-2011 Nguyễn Văn Hiền Sưa Tầm và đăng bài

      ĐÔNG VỀ


Bâng khuâng tựa cửa nhìn trời
Lá vàng mấy ngọn rụng rơi la đà
Gió lùa tung hạt mưa sa
Ngỡ rằng Thu ở hoá ra Đông về
Mây dài một dải lê thê
Cuốn mây gọi nắng,nắng che chẳng luồn
Gió lùa tung cánh muôn phương
Lấy chăn che gió,gió luồn qua chăn
Đông về nhiều nỗi băn khoăn
Nhở năm thơ dại thương Lăng(*)dãi dầu
Thàng ngày nỗi nhớ in sâu
Trăm năm xin được ghi câu ân tình
(*) Người bạn đời của tác giả

Nguyễn Văn Đắc(2002)

           VAY
Vay Xuân một cánh mai vàng
Vay Hạ nắng ấm gió ngàn hương bay
Vay Thu mấy ngọn lá bay
Vay Đông hơi lạnh gió bay phập phòng
Vay ngàn ánh nắng mông lung
Vay Đêm một ánh trăng vàng dịu êm
Vay Sông một chuyến đò đêm
Vay Biển ngọn sóng dâng lên ngút ngàn
Vay Em một phút ngỡ ngàng
Vay Quê hương điệu hò khoan dập dìu
Vay Bạn bè chút hãnh kiêu
Vay Đời thân phận lắm điều bể dâu
Vay nhiều trả được bao nhiêu
Vay bao nhiêu nợ bấy nhiêu ân tình.
Nguyễn Văn Đắc(2003)

            ĐỢI

Em không đến thị lòng anh vẫn đợi
Bởi dẫu sao em cũng đã hẹn rồi
Em đến muộn nhưng lòng anh vẫn sớm
Bởi hẹn hò đâu có tuổi thời gian
Bước song hành mà kẻ trước người sau
Nên điểm hẹn vẫn chân trời bỏ ngỏ
Anh vẫn đợi để ngàn sau hoá gió
Thổi hương thơm bắc nhịp điểm hẹn hò

      VÔ THƯỜNG


Khi cuộc sống thời gian qua vội vã
Khi cuộc đời trăm vạn ngã chia li
Khi bước chân ta mỏi lối phân kỳ
Ấy là lúc vô thường thị hiện
Ai cũng biết cũng chờ mọi chuyện
Nhưng vẫn thấy đau khi đói diện với đời
Vẫn thấy bàng hoàng xúc động lệ rơi
Vẫn thấy bức xúc trước luật đời nghiệt ngã
Mới hôm qua mà bây giờ khác lạ
Bạn đau thân,ta đau trí đau lòng
Xin cầu mong an lạc thân tâm....
17-4-2001
Nguyễn Văn Đắc

HÒN TRẤN ĐÀN ÂM HỒN

HÒN TRẤN ĐÀN ÂM HỒN LÀNG VĂN QUỸ


Hòn Trấn là bình Phong án ngự trước đàn Âm Hồn
HÒN TRẤN ĐÀN ÂM HỒN LÀNG VĂN QUỸ
Có lẽ các bạn nghe hai chử Hòn Trấn cũng ít người biết đến chỉ có lứa tuổi từ 60 trở lên may ra mới hiểu hòn trấn là cái gì? Từ thập niên 50 của thế kỉ trước ở đây là một nơi linh thiêng nhất trong làng cứ mổi lần ai đi ngang qua đều phải nghiêng đầu mà không dám nhìn vào trong,hoa Hoàng Anh màu vàng rực rở leo hai bên bờ rào mà không ai dám hái, (loài hoa nâỳ rất đẹp mà không ai lâý giống đưa về nhà trồng )đó là Đàn Âm Hồn toạ lạc phía tây đầu làng bên cạnh miếu Thành Hoàng.
Nơi đây những năm chống Pháp Tây về đóng đồn có nhiều lô cốt sau ngày hoà bình xã đội Hải Tân đã cho đập phá di tích này.Vào những năm từ 1959 đến 1964 chúng tôi đi học cấp một ở trường Mẩu Tâm thời đó ở trong làng chỉ có một trường cô giáo dạy là những chị nhà phước mổi năm đều có một lớp đi thi hết cấp ở xã Hải Thọ cứ gần đến ngày đi thi đêm nào chúng tôi cũng lên đàn âm hồn học bài ngày mai lên đường anh em tập trung đầy đủ đi dự thi 10 người là thắp lên 10 ngọn nến (Đèn sáp) sau gần 30 phút mà đèn vẫn đỏ thì tất cả anh em đều thi đổ mà tắt bao nhiêu cây thì rớt bao nhiêu người chúng tôi không ai giãi thích nổi từ đó mà cứ hiều thầm với nhau là đàn âm hồn rất linh thiêng truyền đời nầy sang đời khác.
Hàng năm vào ngày tiết Thanh Minh là làng tổ chức dãy mộ cô hồn và thiết đàn tế lễ phong tục nầy đã có từ xa xưa mà làng vẫn duy trì cho đến nay.
Hai chử Hòn Trấn thực chất là một lùm cây rất tròn loài cây leo mà dân làng thường gọi là cây giềng giếng hoa như hoa phượng màu vàng ăn với muối rất ngon đến mùa nở rất thơm, chúng ta đứng từ trên đường Phe (*)nhìn thẳng về chính diện là như một bức bình phong án ngự ngôi đàn âm hồn nó cứ tồn tại mãi từ xưa cho đên nay./.
Ngày 14 tháng 03 năm Nhâm Thìn (2012)ngày lễ Thanh Minh
Nguyễn Văn Hiền
(*)Con đường đi ra làng Văn Trị ranh giơí với làng Câu Nhi

NHỮNG TÊN LÀNG CÓ TỪ "KẺ" TRONG VÙNG HẢI LĂNG

TÌM HIỂU CHỬ KẺ CỦA CÁC LÀNG LÂN CẬN TRONG VÙNG

BIA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
NGÀY LỄ KHÁNH THÀNH PHOTO NVH
                                              
NHỮNG TÊN LÀNG CÓ TỪ "KẺ"
TRONG VÙNG HẢI LĂNG

Nguyễn Văn Hiền



         Từ thời khai sơn lập làng cho đến các đời chúa Nguyễn và sau nầy là Triều Nguyễn, một số làng lân cận trong vùng thuộc Huyện Hải Lăng bao gồm Tổng Câu Hoan và Tổng An Thơ có tên bắt đầu bằng từ Kẻ.

          Khi tôi lớn lên đã nghe người dân trong vùng gọi đến tiếng Kẻ như chợ Kẻ Diên thuộc xã Hải Thọ, làng Kẻ Lạng Thuộc xã Hải Sơn, làng Kẻ Văn thuộc xã Hải Văn nay là xã Hải Tân, làng Kẻ Vịnh thuộc xã Hải Kinh nay là Hải Hòa và làng Kẻ Phù thuộc xã Phong Bình bên kia bờ sông Ô Lâu tỉnh Thừa Thiên.

          Chợ Kẻ Diên ở Diên Sanh là một nơi giao thương buôn bán và trao đổi hàng hóa với nhau trong vùng nên rất sầm uất. Sách Ô Châu Cận Lục của dịch giả Dương Văn An mô tả là một xã có hố sen rất đẹp, hải sản rất nhiều. Tôi thường hay đi với mẹ ra chợ. Năm tôi 13 tuổi, hồi đó học trường Mẫu Tâm, lúc thi hết bậc tiểu học đều phải tập trung thi ở trường Hải Thọ, đã thấy nơi này là một xã giàu có phố xá, cửa hiệu buôn bán lớn và đã có bến xe đi về Huế.

          Từ Diên Sanh đi vào phía Nam qua bờ nam sông là xã Hải Chánh có chợ Mỹ Chánh thuộc làng Mỹ Chánh và Hội Kỳ (hai làng này không có chử Kẻ). Chợ Hải Chánh buôn bán rất lớn, đông vào buổi sáng, hầu hết người dân hai bên mạn sông Ô Lâu từ thượng nguồn về tận Làng Rào giao thương trao đổi hàng hóa từ mờ sáng đến gần trưa mới bải chợ để về họp chợ buổi chiều của các làng có chợ.

          Chợ Kẻ Lạng ở làng Lương Điền xã Hải Sơn họp chợ buổi chiều (còn gọi là chợ hôm Lạng) và sản vật có tiếng là chột nưa.  Hôì đó, ở ngay chợ có bến đò đưa ngang qua làng Mỹ Xuyên thuộc xã Phong Hòa rồi đi lên Mỷ Chánh nên chợ làng ở đây mới có câu ca của dân trong vùng: nhất thuốc Phù Lai, nhì khoai Tân Trường, ba nưa Kẻ Lạng, bốn sắn càng Câu Nhi. Chợ Kẻ Lạng hiện nay không còn đông nữa. Đi men theo bờ sông Ô Lâu về đến đầu làng Câu Nhi là đò ba bến, ở đây có chợ Câu Nhi (làng này không có chử Kẻ). Đò đưa từ chợ Câu nhi qua làng Lương Điền rồi từ Lương Điền qua làng Mỹ Xuyên, cứ đưa đi đưa về ba bến như thế nên gọi là đò ba bến. Chợ Câu Nhi chỉ buôn bán nhỏ trong làng và một số bà con các làng gần đó qua lại trao đổi hàng hóa. Ở đây có nguồn cá sông của các vạn chài đến bán nên cá rất tươi, đặc biệt có sắn Càng rất ngon được mô tả là đặc sản làng Câu Nhi.

          Đi hết làng Câu nhi là đến làng Văn Quỹ còn có tên gọi là làng Kẻ Văn. Chợ Kẻ Văn ở đầu làng. Khi tôi lớn lên thì đã có chợ và nghe mẹ tôi kể lại trong thời kháng chiến bà con trong các làng lân cận gọi là chợ kháng chiến, hàng hóa cũng nhiều, một số nhà giàu làm nhà kiên cố và buôn bán hàng tạp hóa. Hiệu thuốc bắc của ông Lý Quãng Phù người làng Câu Nhi và Thuốc Tây của ông Phò (ông người gốc làng Ưu Điềm) chữa bệnh cho tất cả bà con ở các làng lân cận. Quầy hàng của ông bà Sỷ Lạc khá lớn. Có bến cho ghe thuyền của người dân các nơi đến neo đậu để giao thương buôn bán. Ngoài nghề làm nông ra, nghề truyền thống của dân làng là nghề chằm nón lá. Trong làng cũng có nhiều người đi đưa nón lá đi bán các chợ như chợ Cầu, Chợ Phiên Cam Lộ, chợ Sòng, chợ Quãng Trị, chợ Sãi và đưa các loại hàng hóa đặc sản khác về trao đổi cho bà con trong làng. Đi về hơn một km là làng Kẻ Vịnh nay là làng Hưng Nhơn, ở đây chỉ làm nghề nông vì nơi đây ruộng trưa rất nhiều, ngoài ra còn thêm nghề chăn nuôi và nghề cá.

          Bên kia bờ sông là chợ Ưu Điềm có bến xe, mỗi ngày hai chuyến đi vô ra thành phố Huế. Chợ ưu Điềm rất sầm uất, có phố xá và nhiều hàng hóa rất có tiếng ở trong vùng. Đi về phía đông khoảng 2km là làng Phò Trạch có chợ Kẻ Phù, chợ này giao thương buôn bán cũng khá lớn từ các làng Vân Trình, Phú Nông, Lương Mai, Phù Lai, Thanh Hương, Đại Lược ... Làng Kẻ Phù có nghề truyền thống là đan đệm vì ở đây các bàu, trằm, và một số ruộng sâu ngày xưa dân làng trồng cây lác là vật liệu để sản xuất đệm, có một đình chợ  để giao thương buôn bán. Nghề trồng lác và sản xuất các loại sản phẩm như đệm, bao đệm, và một số đồ gia dụng khác. Có lẽ nghề nầy được người dân ở đây đưa từ ngoài Bắc lúc di dân vào đây khoãng thế kỷ XV mang theo giống và nghề này vào để sinh sống, nghề gia truyền hiện nay cũng còn một số gia đình đang lưu truyền và sản xuất.

          Vào thập niên 1960, trong ngôn ngữ  thường ngày, người dân vùng Ô Lâu vẫn dùng những tên làng Kẻ Vịnh, Kẻ Lạng, Kẻ Phù… Họ thường nói: Hôm qua tui đi chợ Kẻ Lạng mua chột nưa. Năm ni bác có mần lúa rọng su làng Kẻ Vịnh hay khôông? Tuy nhiên, nay rất ít người nhắc đến. Tên làng Kẻ Diên rất may vẫn còn nhớ được nhờ bài ca dao nổi tiếng “Đi chợ kẻ Diên” và tên làng Kẻ Văn hiện nay vẫn còn được biết đến nhờ gắn với tên Giáo xứ Kẻ Văn.

           Nhìn lại một số xã mà theo sách Ô Châu Cận Lục ghi lại như Văn Quỹ,Vĩnh Hưng, Diên Sanh, Phò Trạch thì đã có đầy đủ trong sách, riêng Xã Hải Sơn có Chợ Kẻ Lạng thì không có trong Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An, như vậy làng Lương Điền thuộc xã Hải Sơn, làng Mỹ Chánh và làng Hội Kỳ thuộc xã Hải Chánh được thành lập từ thế kỷ nào?

          Qua phân tích trên, chúng tôi xin bạn đọc cần tìm hiểu về những làng có chử Kẻ nêu trên được đặt tên làng (Kẻ) từ thế kỉ của Triều đại nào và chử Kẻ có truyền thuyết như thế nào.

Nguyễn Văn Hiền
(Làng Văn Quỹ, xã Hải Văn nay là xã Hải Tân, Quảng Trị)
PHOTO NGUYỄN VĂN HIỀN

NHÀ THỜ LÀNG HOÀ VIỆN ẢNH NGUYỄN VĂN HIỀN
 Nguyễn Văn Hiền (Làng Văn Quỹ xã Hải Văn nay là xã Hải Tân Quãng Trị)

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

CHÙM THƠ NHÀ THƯ PHÁP LÊ ĐĂNG MÀNH

CHÙM THƠ NHÀ THƯ PHÁP LÊ ĐĂNG MÀNH

Link cố định 20/10/2011@17h12, 2124 lượt xem, viết bởi: 
HÈ SANG
Gió Lào tiễn nhánh xuân đi
Ve rền rĩ khúc biệt ly sân trường
Cổng cài bảng phấn vấn vương
Quyên nhặt cánh phượng khảm đường hè sang!
01/6/2011
LÊ ĐĂNG MÀNH
NGÀY MÙA
Sáng lên nghe giọt sương reo
bình minh tung nắng xuống reo rộn ràng
mùa đi về giữa rơm vàng
nghe mồ hôi đọng quanh làng mà thương
Hè Thu, 2011
MO NANG 
Nam lào quất rớt mo nang
Xâu dây chạc bạc tung tăng kéo về
Trưa hè bụi sặc đường quê
Nắng rang da đất bỏng tê chân trần
Đi học cột dép mo nang
Chân quơ xào xạc rộn vang xóm làng.
Những ngày rét buốt bão giông
Mưa chan mái rách bịt bưng cha dùng
Gọi lửa mạ tước mo nang
Dành nguyên tấm để cắt mần quạt mo
Bờm quê chẳng thiết trâu bò
Chỉ xin gói giữ câu hò mai sau
Ru em em théc cho lâu
Để quê môi thắm miếng trầu ca dao
Dẫu đời tan hợp bể dâu
Tre còn làng vẫn cứ giàu khói lam ./
Lamnguyethien đông chí








Tân mão
Kính tăng anh Ng Văn Hiền 
GIỌNG LÀNG!
Mỗi lần người ghé thăm quê
Chân trần khẽ chạm mà nghe giọng làng
Cúi đầu trước áng dân gian
Không bác học mà mênh mang ngôn từ
Muôn đời trăng nhuộm vàng thu
Mà còn “nghếch”* với lời ru quê mình.
Tre già an phận lặng thinh
Cho măng vịn nắng cựa mình xôn xao
Rơm vàng phụ rẫy bếp cao
Nằm chơi nắng lội lao xao ôi buồn
Dẫu vất vơ giữa vô thường
Một mai hóa kiếp lót đồng xanh quê
Lắng lòng đong đếm mà nghe
Cảo thơm quê giữ để che chở làng
Đời còn rộng giữa xênh xang
Thì còn cố quận vấn vương ngọt ngào
Đây nơi cắt rốn chôn nhau
Xin đừng nhuộm lưỡi mà đau giọng làng./
Mùa đông lamnguyethien
“Nghếch”:phương ngữ,oốc doộc.(rất rộng nghĩa)
“Rơm vàng….. bếp cao”:phương tiện nội trợ
Hiện nay là ga và điện
LÊ ĐĂNG MÀNH
MỪNG HỘI HOA
Hai lăm tháng chạp hội thi hoa
Bản sắc duy trì xuân đậm đà
Tỉa uốn chăm nom từ lũ quét
Ươm gieo bảo dưỡng mặc mưa sa
Mai đào thược dược bung phơi phới
Huệ thọ sanh sung lay mượt mà
Văn quy Đình tiền hương sắc ngát
Muôn đời tuổi thọ mãi thăng hoa/
Kính tặng hôi người cao tuổi
Thôn văn quy
DÀNG HƠI NẮNG
Vớt tia nắng hạ gói dành lại
chờ rét về hong áo mẹ phơi
Nam Lào theo nắng tàn phai
cho cơn bão gảy tan ngoài trùng khơi
Bão số 3, tháng tám, 2011
VỀ
thôi Ta giã phố tìm quê
thỏng tay buông bỏ nhiêu khê lụy phiền
thà về gối giấc cô miên
tiêu dao đùa giỡn cõi miền nguyên sơ
Văn Quỹ, 1980
VÔ TƯ
Mến tặng bè bạn tha hương
lũ lụt lại viếng quê tôi
Ô lâu lênh láng đất trời mênh mang
gió rúc tre hóp bàng hoàng
nước tuôn trâu khiếp oác oang lợn gà
cánh cò lạc giọng thiết tha
thinh không thảng tiếng xót xa gọi đàn
mẹ quê thắt quặn ruột gan
rơm trôi gạo ướt khó khăn đã đành
quê nhà phên liếp tềnh huyênh
lũ về ghé cứ xồng xềnh vô tư.
Tháng chín, 2011
HƯƠNG CHIỀU
Tiển Trần Tư Ngoan vào Nam.
Quê chiều anh ghé chơi nhà
bút đàm ngữ nghĩa hương trà thơm lây
một mình tìm lượm quắt quay
bóng tà huy đọng hương bay nghìn trùng
Văn Quỹ, tháng chín, 2011
TÌNH MUÔN THUỞ
kiếp trước có lẽ là quyến thuộc
nên đời này mới được gần nhau
cõi lòng dẫu ngậm nỗi đau
nhưng tình vẫn đượm nguyên màu trăng xưa
Mùa thu, 08 tháng chín, 2011
NƯƠNG TỰA
lũ đuổi sông chạy tả tơi
cá van chóng mặt rải bơi ngược dòng
long nhong kiến rớt trôi sông
vô tình rơm cõng tựa nương lên bờ
TỰ TÌNH
còn điếc đặc còn ngu ngơ
vẫn trườn bơi giữa bụi bờ quắt quay
cũng trần trụi cũng loay hoay
tìm thinh không lượm dấu hài thanh âm
NHỚ ANH !
Tưởng nhớ Anh Kiều Tiến
Nhà nghiên cứu thư pháp
Anh yêu từng con chữ
Săn phượng múa rồng bay
Từ miền nam xa ngái
Trăng gió cuốn về đây.
Tấm lòng anh rộng mở
Hòa với Huế nên thơ
Hoa đơm miền thư họa
Lung linh hồn nguyên sơ.
Festival năm ngoái,..*
Cùng vấn chữ đổi trao
Bút vung mực vô ngại
Bây giờ thành chiêm bao!
Đến đi chuyện vô thường
Tung hê giữa tang thương
Nhớ Anh tờ nghiên bút
Mãi tuôn giọt vấn vương !
(Anh giã từ cuộc chơi 25/11/2007)
Lê đăng Mành “Muộn màng"
*festival Huế 2006
MƠ !
Thèm cầm miếng nắng qua đây
Mà hong da đất cho cây nứt chồi
Vén mây thắp sáng đèn trời
Hâm cơn lũ cuối để phơi hương chiều./.
Lũ mùa đông ô lâu

RÉT!
Rét chà tê tái ruột gan
Thâu canh đom đóm nằm van ướt đèn
lúa gieo mầm núp không lên
Trâu còn khiếp lũ chừ rên lạnh lùng
Đông chí lamnguyethien.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

SÔNG Ô LÂU NGÀY TRƯỚC VÀ NGÀY NAY





Ghe thuyền khai thác cát sạn
 Dân Vạn Đò Trạch phổ nuôi cá lồng giữa sông Ô Lâu
                Nhà xây hai gác kiên cố của dân Vạn đò Trạch phổ

                   SÔNG Ô LÂU NGÀY TRƯỚC VÀ NGÀY NAY
           Sông Ô Lâu bắt nguồn từ thượng nguồn đỉnh núi Truồi hùng vỉ, có độ cao tuyệt đối xấp xỉ 905m, chảy lượn quanh co giữa núi rừng Trường Sơn, chảy xuôi về Phò Trạch, rồi chuyển hướng tây bắc, ngã rẻ chổ hội lưu với sông Độc còn gọi là sông Mỹ Chánh, tạo nên dòng sông Ô Lâu huyền thoại, chảy êm đềm trong vắt đầy thơ mộng, rồi  chảy xuôi về Vân Trình,  ra phá Tam Giang, ghé qua cửa Lác và về biển Đông.
            Sông Ô Lâu từ Mỹ Chánh về đến ngã ba cầu Lương Điền đoạn sông nầy rất rộng có từ 200 đến 300 mét rẻ theo bờ bắc một nhánh về dọc theo làng câu nhi,Hà Lổ,Văn Trị,Thôn Đông đến Cât Da rồi rẻ về sông đào, sông mới gọi là  sông Ô Giang một nhánh theo về cầu Vân Trình(đoạn sông nầy rất hẹp từ 8 đên 12 mét)và hoà chung với nguồn nước mặn của phá Tam Giang rồi đổ ra biển đông theo cửa thuận An, giáp ranh giữa hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị,tuy cùng uống chung một dòng nước sông nhưng tiếng phát âm không giống nhau ở bờ bắc các làng như Câu Nhi ,Hà Lộ thuộc xã Hải Tân,Hưng Nhơn,An Thơ,Phú Kinh thuộc xã Hải Hoà,Hoà Viện thuộc xã Phong Bình Thừa Thiên tiếng nói đều na ná tiềng Huế riêng làng Văn Quỹ và Văn Trị thuộc xã Hải Tân là nói tiếng Quảng Trị đặc sệt không biết có phải là do Tổ Tiên đời trước lúc di cư vào đây mang theo tiếng  từng địa phương của mình và duy trì tiếng nói cho đến ngày nay không? 
           Dòng nước sông Ô Lâu từ xưa rất trong và sạch mọi sinh hoạt đều dung nước sông từ đầu làng về đến cuối làng Trông nào cũng có một bến để dân làng sinh hoạt tấp nập cả ngày riêng nước dung để ăn ,uống bà con tranh thủ đi gánh vào lúc tờ mờ sáng đủ để dùng trong ngày nhà nào cũng vậy.dân Chài lưới cũng nhờ sông Ô Lâu đánh bắt tôm cá  vào buổi sáng để chiều đưa đi chợ Ưu Điềm bán  để sinh sống ,dọc theo hai bên bờ sông rất nhiều vạn Chài ăn ở họ tập trung thành Phường từ làng Vân Trình tỉnh Thừa Thiên cho đến Tân Điền thuộc tỉnh Q.Trị và chia ranh giới  để đánh bắt hải sãn không ai xâm phạm lảnh địa của ai.
           Riêng làng Văn quỹ tổng chiều dài khỏang 1.6 km sông bề ngang rộng bình quân 50 đến 80 mét ngày trước cũng có một số hộ trong làng làm nghề giăng câu bủa lưới sau ngày hòa bình họ đi xa xứ làm ăn hiện nay không còn bà con đi xa quê vào miền nam làm ăn sinh sống,ở đầu làng thì rất sâu đi dọc bờ sông 300 mét là bến đằm những năm 1945 đến nay thường  dùng cho trâu mẹp bến rất cạn ra giữa sông về mùa hè độ một mét phía bên bờ của làng trạch Phổ xã Phong hoà có lạch sâu hơn nên đò thường chày về bên đó. Năm 1945 đến 1975 dân vạn chài Trạch Phổ ở tập trung độ khoảng 15 đến 20 hộ đối diện với bến Hương sau ngày hoà bình họ di chuyển về ở đối diện với làng Văn Quỹ từ đầu làng về đến cạnh thôn Tư làng Ưu Điềm hiện nay các hộ dân đều xây nhà kiên cố về mùa mưa lủ họ ở tại chổ không di chuyển bằng thuyền qua làng Văn Quỹ tránh bảo lũ như trước nửa nghề chính của họ hiện nay là đi khai thác cát sạn còn lại một số chỉ làm nghề giăng câu bủa lưới.
      Nguồn nước sông khi dắp đập cửa Lác trở thành nước tù đọng không dung cho ăn uống được mà chỉ giặt rửa và bơm nước phục vụ cho đồng ruộng mà thôi người dân hai bờ sông Ô Lâu từ Lương Điền về đến tận làng Vân Trình không biết khi nào mới có được nguồn nước trong và sạch mà bao đời đã dùng trong mọi sinh hoạt và tắm mát vào mùa hè.

Như nhà thơ nguyễn Văn Đắc đã cảm nhận về sông Ô Lâu

DÒNG SÔNG TUỔI MẸ
(1)Khi mẹ sinh con đã có dòng sông
Dòng sông ấy đã chảy qua đời Mẹ
Tháng năm dài con sông dâu bể
Nắng dãi mưa dầm đời Mẹ gian truân
Từng gánh nước oằn vai,lưng còng vai nặng
Trún cho con ngụm nước quê mình
Tắm cho con khí linh của Ô lâu trường thuỷ
Mẹ hiền ơi muôn thuở ân dày
Khi nắng hạn khi mưa dầm
Khi nước lớn khi nước rong
Nước rong Mẹ còng lưng tát nước
Nước lớn lụt về Mẹ xuôi ngược lo toan
Thân cò lặn lội gian nan
Biển sông đời Mẹ cơ man nhọc nhằn
Mẹ thường bảo quê người chẳng đặng
Sông nước mình nghĩa nặng tình sâu
Thuở ấy bên sông ánh trăng vàng
Mẹ ngồi trải tóc khúc sông trăng
Sông trăng thổn thức lòng xao xuyến
Rộn rã bên đời một nét thơ
Cũng từ dạo ấy giửa hai bờ
Bên bồi bên lỡ vấn vương tơ
Ô lâu xanh thẳm mang tình Mẹ
Sông lại đêm về ôm bóng trăng
Bóng trăng xào xạc xao lòng Mẹ
In dấu duyên tình khúc sông trăng
Từ tình yêu ấy Mẹ sinh con
Khi Mẹ sinh con đã có dòng sông
Sông vẫn chảy đời sông bình lặng
Chỉ dạt dào khi mưa đổ triều dâng
Mẹ vẫn khổ khi con đông nhà khó
Có bao giờ được bình lặng như sông.
(2) Bến Ô lâu ai sầu ai thảm *
Mang nặng cuộc tình dĩ vảng mong manh
Chiều về nghiêng bóng đa xanh
Gió lùa sông vắng nắng hanh sông vàng
Trách chi một chuyến đò ngang
Ai về bên ấy bẽ bàng tình ai
Dặm dài bước một bước hai
Cây đa bến cộ sầu ai ai sầu?
Lững lờ con nước chảy ngang
Con cá bay nhảy rộn ràng mưa qua
Cá ơi ngọt nước canh cà
Quê hương ấm dịu mặn mà rau tương
Con trâu mẹp nước bên đường
Miệng cười nhai lại chút hương cỏ đồng
Ô lâu sông của dòng sông
Dòng sông tuổi Mẹ mặn nồng tình yêu./.

          Nguyễn Văn Hiền.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

GIÓ LÀO QUẢNG TRỊ

Đụn rơm được xây sau vụ mùa thu hoạch

GIÓ LÀO CÁT TRẮNG HẢI LĂNG

          Gió tây nam nó ảnh hưởng từ tỉnh Hà Tỉnh vào đến một phần của tỉnh Thừa Thiên,Hằng năm sau thu hoạch vụ mùa bà con nông dân lo gieo cấy vụ trái (vụ hè thu)trời nắng gay gắt người bứt toóc  người cày kẻ cuốc để đất khô cho côn trùng chết bớt và đốt cháy hai bên giường ruộng để vụ sau mới hạn chế sâu bệnh mất mùa , gieo cấy xong là người nông dân bắt đầu có kế hoạch chống hạn nhiều năm hạn hán kéo dài ở đồng vườn* xe đạp nước phải đặt hai ba dội mới đưa được nước lên ruộng,những năm 1956 đến năm 1976 của thế kỉ 20 thời tiết năm nào cũng bốn mùa rỏ rệt xuân hạ thu đông bước qua tháng 4 âm lịch là bắt đầu gió nam thổi mạnh sau thu hoạch vụ mùa về sau này gọi là vụ đông xuân .
         Ở Quảng Trị thường gọi là gió lào) làm cho đồng khô cỏ cháy,hói hà khô cạn tre pheo khô trắng,gió thâu đêm suốt sáng tôi còn nhớ những năm 60 gió lào đến cấp 7 cấp 8 nguồn nước sông cạn kiệt nước mặn lên đến cầu Mỹ chánh không có nước ngọt để tưới cho đồng ruộng mùa màng mất trắng bà con thiếu ăn phải nhờ đến cứu trợ của chính quyền.
        Đến mùa gió nam thổi dân làng sợ nhất là cháy nhà vì nhà nào cũng có một đụn rơm để làm chất đốt có nhà nuôi trâu bò nhiều phải xây đến hai ba đụn rơm rất to để dự trử chất đốt và cho trâu bò ăn vào mùa mưa rét,nếu không may sơ suất mà lửa cháy đầu làng là lan cháy cả làng không trở tay kịp vì hầu hết là nhà tranh nên gió thổi mạnh từ nhà này sang nhà kế bên lửa cháy  nhanh như chớp không có nước mà cứu hỏa gia đình nào cũng tranh thủ chuyền những thứ cần thiết như áo quần lúa gạo ra khỏi nhà cho kịp kẻo lửa ập đến.khi mà lửa đã bén vào tranh kèm theo nắng và gió mạnh thì đành phải để cho lửa hoành hành theo ý muốn của nó.sau khi hỏa hoạn xong đi từ đầu làng đến cuối làng cây cối xác xơ nhà cửa hoang tàn đổ nát gia súc gia cầm chết cháy còn hơn chiến tranh mới thấm thía câu (THỦY HỎA ĐẠO TẶC)  Nước lũ,cháy nhà, chiến tranh.
         Sau ngày hòa bình đập ngăn mặn cửa lác được xây dựng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cho cả hai mạn sông từ làng Vân Trình theo men hai bờ sông Ô Lâu nên nguồn nước ngọt có đủ tưới cho các đồng ruộng nhưng nước không còn uống được nửa dân làng chỉ tắm giặt vì nguồn nước bị tù đọng.đập ngăn mặn Cửa Lác giử nước ngọt để tưới cho đồng ruộng từ Thanh Hương lên tận Mĩ Chánh có tác dụng rất hiệu quả phục vụ cho hàng ngàn ha ruộng lúa từ của hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị.
Đất Quảng trị nói chung mà Hải Lăng nói riêng phải hứng chịu gió lào đời nầy sang đời khác ai đi xa quê không thể nào quên mùi khen khét của gió lào mà những năm ở làng quê phải làm ruộng chống hạn,chống ghe ra đồng bón phân,nhổ cỏ, đi đạp nước đêm lúc nghỉ ngơi ở lại ngoài đồng lên bờ ruộng ngồi ăn khoai lang uống bát nước chè xanh mà cảm thấy rất sảng khoái và say mê với công việc vào những năm khổ cực vất vã của thập niên sáu mươi.Năm nay gió lào từ tháng 4 đến tháng 6 mà vẫn chưa hết gió có thể nói là gió lào năm nay rất khác lạ hơn mọi năm gió cấp 4 cấp 5 và cả ngày lẫn đêm.
         Ở vùng gần biển Hải Lăng các xã như Hải An ,Hải Khê, Hải Dương, Hải quế gió Lào phải làm đê ngăn cát bay có khi bà con đi làm nghề biển gặp sóng to gió lớn cũng gặp phải nhiều khó khăn, càng đi ra phía Đông Hà gió càng mạnh hơn mổi lần gió mạnh đi xe đạp xe máy cũng làm cho người đi xe rất vất vã cát bụi mù mịt mới thấm câu gió Lào Quảng Trị./.

 Nguyễn Văn hiền.