Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

NHẬT KÝ GIA ĐÌNH

NHẬT KÝ GIA ĐÌNH

Link cố định 05/12/2011@6h53, 1109 lượt xem, viết bởi: 
       Bạn đọc thân mến tôi viết bài nầy là thuộc nội bộ của gia đình lên trang blog để cho các anh em,con cháu trong gia đình ở xa có điều kiện đọc tìm hiểu về truyền thống và sự thương yêu đùm bọc nhau của ba anh em ruột đã sinh ra anh em chúng tôi mà ngày nay lớp con cháu sau nầy chưa hiểu hết bậc ông cha mình đã sống những năm tháng thời khổ cực vất vã như thế nào
           Nhân kỷ niệm 45 năm ngày mất của ba tôi ông Nguyễn Văn Giáo sinh năm bính ngọ 1906 tôi ghi lại vài dòng để con cháu đọc và tìm hiểu thêm về bâc cha chú và ông của mình mà phát huy truyền thống gia đình mà phải sống đoàn kết như quý ông để quý ông được yên nghỉ và ngậm cười nơi chín suối.
Tôi được nghe gia đình và các bác các anh trong làng kể lại là ông thân sinh tôi rất đa tài nghề gì mà xem qua là ông đều làm được từ nghề mộc,nghề thợ rèn,thợ may,làm nông ngoài ra ông còn đàn được nhiều loại đàn cổ như đàn nguyệt,đàn bầu đàn nhị.
          Mẹ tôi sinh được ba người con một anh trai mất sớm Chị tôi là Nguyễn Thị Lành và tôi.Vào những năm thập kỷ 40 ông thường đi với đoàn đồng xuân Lâu đi theo đoàn hát bội lưu diễn từ Huế ra đến nghệ an hát ở rạp Thái Mộng Đài thành phố Vinh và gặp mẹ kế tôi là bà Nguyễn Thị Em sinh chị Nguyễn thị Hồng Tuyết(sau nầy ra tập kết sinh chú Thắng em tôi năm 1954)ông rất thương hai ông chú ruột tôi là ông Nguyễn Văn Bình và ông Nguyễn Văn Biểu nghe kể lại trong thời gian ông đi với đòan hát bội có được quà gì là ông đem về tặng cho hai chú tôi. Sau ngày cách mạng cướp chính quyền năm 1945 là cả ba ông đều tham gia kháng chiến trước khi hiệp định giơnevơ được ký kết ba tôi đi tập kết ra bắc vào năm 1952 còn hai chú tôi ở lại miền nam.Khi ra bắc ba tôi được bộ Văn hoá cử vào thành lập đoàn Văn công trung ương Huế Trị Thiên cùng với các ông:Ngọc Yến,Ngọc Oanh,Xuân Thiệu,Ông Sơn Hà,ông Ngọc Tải,bà Mộng Điệp và bà Kim Oanh đã được nhiều lần vào đàn với các nghệ sỷ ca huế,ngâm thơ để bác Hồ và các ông Võ nguyên Giáp,Nguyễn chí Thanh,Tố Hữu...nghe vào những năm thập kỷ 60 của thế kỷ trước và có chụp ảnh lưu niệm với bác Hồ và các chuyên gia Liên Xô năm 1963 hiện nay gia đình còn lưu giử để làm kỷ niệm,thời gian công tác ở đoàn văn công Trị Thiên ông làm nhạc công và đã giúp đoàn làm tất cả các đạo cụ cho đoàn lưu diễn khắp miền bắc được anh chị em trong đoàn rất kính trọng hiện nay nơi trụ sở làm việc của đoàn có phòng truyền thống ghi lại công lao và ngày kỷ niệm của năm ông đứng ra thành lập đoàn tôi vào thăm mà cảm thấy tự hào vì đã có người cha rất mẩu mực tận tuỵ yêu nghề như thế.
        Ông công tác tại đoàn từ khi ra bắc cho đến tháng 10/1966 ông bị một căn bệnh hiểm nghèo và qua đời vào ngày 26/10/1966 nhằm ngày 14/9 năm bính ngọ thọ 60 tuổi tại mai dịch Hà nội và mai táng tại nghĩa trang bạt bạt Sơn Tây(sau ngày hòa bình tôi đã đưa về an táng tại quê nhà ), vào những ngày này tôi ở miền nam cùng với mẹ và chú tôi mở đài nghe thông báo trên sóng đài tiếng nói việt nam mẹ tôi và tôi không cầm được nước mắt chỉ khóc thầm không dám nói với ai vì sợ tai mắt của chính quyền miền nam mời lên tra hỏi.

 ÔNG NGUYỄN VĂN GIÁO NGƯỜI CẦM CÂY ĐÀN NHỊ CHỤP ẢNH CHUNG VỚI BÁC HỒ VÀBA ÔNG NGUYỄN CHÍ THANH PHỦ CHỦ TỊCH HÀ NỘI

BA NGUYỄN VĂN GIÁO NGƯỜI CẦM CÂY ĐÀN NHỊ CHỤP ẢNH LƯU NIỆM VỚI ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH
       
       Ở quê cùng lứa tuổi với ông có ông Trần Văn Thừa là người cùng học với nhau khi lớn lên hai ông đếu đi làm công chức nhà nước lâu ngày không gặp nhau một lần hai ông gặp nhau ở thành phố Huế mùa hè năm 1957 hai ông trên đường đi dạo phố đã cùng hợp xướng bài thơ rất hay hai ông đi xa mà vẫn luôn nhớ về quê đã được con cháu lưu giử lại như sau.

TÁI NGỘ BẠN HIỀN(Bài xướng)

Bao năm xa cách nhớ không nguôi
Nay được mừng vui gặp lại rồi
Xứ Huế tụi mình vui sánh bước
Nhưng lòng chan chứa bóng quê thôi
Nguyễn Văn Bình
GẶP LẠI TRI ÂM (Bài họa)
Nhớ nhung dồn tụ chẳng hề nguôi
Nay bất ngờ vui gặp bạn rồi
Hai đứa chung mừng trên phố Huế
Mai thì quê cũ trở về thôi
Trần Văn Thừa
        Đối với gia đình ông là một người luôn canh cánh trong lòng với quê hương dòng họ, đặc biệt là rất thương con cháu mổi lần về quê thăm bà nội tôi nhớ ông có một chiếc xe đạp đuyra của pháp ông chở mấy anh em chúng tôi ngồi lên xe trước ghi đông một đứa sau một đứa giửa một đứa chở đi khắp làng thăm bà con từ đầu làng đến cuối làng.Về Huế được hơn một năm đúng vào dịp biến cố tết Mậu Thân 1968 một sự đau buồn đã đến với gia đình ngày 16 tháng giêng một quả pháo đã rơi trúng nhà sập hầm làm cho một người con trai mà ông yêu quý nhất một người con gái và chồng bị chết ngạt,chôn cất các con xong nhà cửa thì sập hoàn toàn không làm lại được vì hồi đó giãi toả bốn phía thành không cho dân chúng ở trên thượng thành nửa vì quân đội đóng quân và đặt trạm kiểm soát,ông phải đi thuê nhà tại số 23 đường Hàn thuyên trong nội thành để ở,được một thời gian một căn bệnh hiểm nghèo đã ập đến ông vừa lâm bệnh vừa thương nhớ ba người con nên bệnh càng thêm nặng nằm viện được mấy tháng ông đã qua đời ngày 2/9 AL năm mậu thân 1968 khi tuối đời vừa tròn 55 nghe tin ông mất HT Thích Thiện Trí quá thương tiếc vì HT đã mất đi một người anh bên ngoại vừa mất đi một người mà tuần nào cũng gặp để làm thơ xướng hoạ với nhau Ngài đã viết ca từ khóc đệ tử như sau:
         Nam kha là mộng chua cay, phũ phàng thay, cỏi trần ngao ngán,người đã buông tay! chan hòa suối lệ vơi đầy,lệ vơi đầy xót Mai sơn(*) hiếu đại chi tày,trí tài đang dấy mới 55 tuổi đời chưa mấy,đã lìa bạn xa thầy!

Tiếc thay một kẻ tài hoa
Đành mang số phận thật là mỏng mai
Văn chương nghệ thuật hoà hai
Nhơn luân giáo lý...đạo,đời kiêm ưu
********
Than ôi chi xiết sầu bi
Thương người đức hạnh...xót nghì thương thân
Cầu ngôi Đại Giác Năng Nhân
Độ hồn vong giả đặng phần siêu thăng

       Tất cả anh em chúng tôi mà nhất là tôi chưa sống gần gủi với ông được nhiều như những anh em khác,thời gian ở Quảng trị thì tôi còn nhỏ lúc vào Quảng ngãi thì vài năm ông mới về thăm một lần mổi lần về ông đều hỏi thăm tôi ở đâu và ông muốn đưa tôi vào Quãng ngãi ở ông nuôi ăn học nhưng nghiệt nỗi ba tôi đi tập kết mẹ già ở nhà biết nương tựa vào ai khi đau yếu biết ai chăm sóc nếu muốn đi cũng chẳng được hơn nửa thời gian đó bắt đầu xẩy ra chiến tranh.
       Ông chú thứ hai của tôi là ông Nguyễn Văn Biểu ông sinh năm mậu ngọ 1918 sau cách mạng 1945 thành công ông tham gia kháng chiến chống pháp đến 1954 khi hai miền tạm chia cắt lãnh thổ chờ ngày tổng tuyển cử ông không tập kết mà ở nhà với sự uỷ nhiệm của hai người anh là ba tôi chú tôi ở nhà chăm sóc mẹ già, ông là một người rất giỏi nghề mộc làm nghề để nuôi gia đình,ông làm bạn với bà Nguyễn thị Loan người trong làng hai ông bà sinh hạ được 14 người con mất sớm hai người còn lại 12 người bảy người con trai và năm người con gái ông lo định vợ gã chồng vuông tròn cho tất cả 12 người con.
       Ở làng từ năm 1954 đến 1966 ông làm ruộng và làm nghề xây dựng các xã quanh vùng nuôi gia đình sống cảnh làng quê tham gia việc Phật sự ở chùa làng ông là một chức sắc trong làng được bà con trong làng và các làng lân cận quý mến, sau đảo chánh Ngô đình Diệm năm 1963 hai năm tiếp theo trong làng bắt đầu chiến tranh ngày đêm nơm nớp lo sợ đầu năm 1966 nhà đông người ở làng quá khó khăn ông đưa gia đình vào Huế những ngày đầu thuê nhà ở sát chợ Tây lộc ông thì làm nghề bà thì buôn bán tảo tần để nuôi các em ăn học đầu năm 1967 chuyển nhà qua ở đường Ngô Ký thuộc phường Tri vụ gần cửa Hửu ở được một năm tết Mậu thân bộ đội chiếm thành phố Huế hai mươi lăm ngày chiến tranh hai bên đánh nhau ác liệt cả gia đình phải lánh nạn về khu trường nông lâm súc gần hồ Tịnh Tâm ăn uống thiếu thốn củi nấu cơm không có mà đun có ngay phải ăn cơm sống cả nhà.
        Sau năm Mậu thân tình hình chiến sự hai bên đánh nhau ở huế đêm nào cũng có pháo kích của bộ đội nhà phải làm hầm tránh đạn hầm rất rộng vì nhà đông người qua năm 1972 tôi phải đi lính miền nam vì chính quyền phát lệnh tổng động viên gắt gao quá ông ở nhà một mình cùng với bà vất vã nuôi các em ăn học.Đối với tôi đặc biệt ông rất thương vì ba tôi đi tập kết ông đã truyền nghề và những gì mà ông biết cho tôi,đi lính mà thầm thương ông dử quá vì tôi từ khi sinh ra không thấy mặt cha còn nhỏ nên không nhớ măt của ba tôi mà chỉ có ông là chổ dựa tinh thần đối với tôi,được một năm thì bị thương giải ngủ về cùng ông tiếp tục làm nghề cho đến ngày đất nước hoà bình, cuối năm 1973 chính quyền miền nam kêu gọi dân làng về hồi cư cấp gổ và tôn cho tất cả gia đình về quê làm nhà để ổn định chổ ở trong những năm nầy ông nhận rất nhiều việc về xây dựng nhà cho bà con trong làng và các làng lân cận tôi đi làm với ông để nuôi mẹ già,qua tháng 4 năm 1974 vợ chồng tôi sinh cháu Tín yên ổn làm ăn lo sữa sang nhà cửa nhưng cũng tạm bợ thôi mái tôn bao che đan bằng tre thời gian này tôi ở chung vườn với ông nơi đất ông bà nội để lại.
        Bước qua năm 1975 bộ đội mở chiến dịch giãi phóng miền nam bà con trong làng phải lánh nạn đi theo đường số 8 dọc Thanh Hương về đại lược vào Thuận an vào ở làng Thái Dương hạ một thời gian thì người con đầu của ông là Nguyễn Văn Tịnh thuê thuyền ra đưa gia đình vào ở Đà nẳng khi miền nam hoàn toàn giải phóng đại gia đình thuê xe trở về quê riêng gia đình tôi về làng sớm hơn và được tin là chị Hồng Tuyết và chú Thắng em tôi sắp về miền nam ngày nào tôi cũng trông chờ và cứ tưởng là ba tôi còn sống thiếu tình yêu của cha từ thuở lọt lòng mặc dù đã biết chính xác là ông đã mất,ngày ba chị em gặp nhau mừng mừng tủi tủi vì đã không gặp nhau gần 21 năm trời hôm nay đoàn tụ.
        Ông đối với tôi là một người chú thay cha và cũng là người thầy đã trao kiến thức, nghề nghiệp cho tôi từ khi bước vào đời,sau ngày về quê tôi được vào làm việc ở thôn rồi lên xã gần mười lăm năm ông cũng được xã tín nhiệm về kiến thức và nghề nghiệp mời ông lên làm trưởng ban kiến thiết của xã lo xây dựng trường học,trạm xá,nhà mẩu giáo trụ sở uỷ ban.Ông luôn là ngừoi sáng tác và tập văn nghệ cho thanh niên trong làng vào những ngày lễ tôi còn nhớ ông sáng tác bài vè để động viên bà con trong làng trồng khoai vụ trái năm 1979 để cứu đói những tháng giáp hạt như sau.

HÒ VÈ TRỒNG KHOAI TRÁI

Đông xuân thu hoạch chưa xong
Người người tranh thủ đi trồng thêm khoai
Xế chiều cuốc xẽng lên vai
Ngoài giờ hợp tác ai ai (cũng) đi trồng
Thuận trời ta gắng gia công
Dồi dào khoai sắn thu đông ấm lòng
Bảo nhau chọn giống cho roòng
Bón phân loại tốt mới hòng cổ to
Trồng rồi việc ủ (cũng) phải lo
Người rơm kẻ toóc đậy cho kín voồng
Năm ngày khoai mọc đầy đồng
Đàng Phe,Đàng Đá,tới troong Hậu Biền
Màu xanh trải khắp cả miền
Một niềm hy vọng xã viên vui mừng
Khoai chi mau tốt quá chừng
Mưa giông một trận lá dâng đầy voồng
Bổng đâu trời phất gió đông
Xã viên thấy vậy đem lòng lo âu
Nhìn lên mây xám một màu
Rồi mưa như dội cất đầu không lên
Ào ào giông tố một đêm
Sáng mai thấy nước đã lên ngập bờ
Rạng ngày trời mới tinh mơ
Người ra Hạ Giá kẻ vô Hậu Biền*
Từ đàng Đá tới cồn Nghiêng*
Người đi như hội khắp miền sắn khoai
Ai nghờ gặp họa thiên tai
Hại nền kinh tế ai ai cũng buồn
Có người dòng lệ đổ tuôn
Có người cương quyết chớ buồn mới nên
Trời làm mất bắt đất phải đền
Khoai hư (ta)trồng lại chúng mền chẳng sao
Cho dù trái vụ trái mùa
Nhưng ta vẫn quyết thi đua với trời
Màu xanh vẩy gọi đáp lời
Sắn khoai ta có sống đời ấm no/
Sáng tác tháng 6/1979
Vào năm 1992 ông tham dự hội thi hoa của phụ lão trong làng không được đoạt giải ông sáng tác bài hội thi hoa như sau


HỘI THI HOA


Bảo thọ chơi hoa mấy năm rồi
Tôi buồn tôi trách bản thân tôi
Năm nào năm nấy thua,thua mãi
Thua mãi nên tôi thẹn với đời
Nhâm Thân tôi quyết thi đoạt giãi(1992)
Quá rủi ươm cây vấp thọ cồi
Quý dậu sang năm tôi thi nửa(1993}
Trách nhiệm của mình há dể thôi!


Ông sáng tác tháng 12/1992

        Mấy bài thơ trên cũng đủ biết ông là một người tài hoa như thế nào,ngoài thơ ra ông còn viết kich thơ diễn các ngày lễ Phật Đản và lễ Vu lan ở chùa làng được bà con ngợi khen ông là người Văn võ khiêm toàn.
Khi hoàn thành công việc của xã xong ông lại trở về làm nghề nuôi gia đình vào thời bao cấp thiếu thốn đủ thứ nhà thì đông người trên 70 tuổi mà ông còn làm lụng vất vã hơn nữa ông không muốn ngồi chơi một ngày nào.Ngoài những việc hàng ngày ông luôn chăm lo xây dựng các công trình như nhà thờ họ,chùa làng...
        Một đời gắn bó với quê hương ba và chú tôi mất sớm đã để một gánh nặng trên đôi vai của ông về phần mộ của gia đình từ ngài Vãi trở xuống khi nghỉ làm nghề là ông quay về lo phần lăng mộ ông đi xin tiền các con về để làm gần năm năm mới hoàn thành con cháu có tham gia ngày công thì được,góp tiền là ông không cho,cả cuộc đời của ông lo cho 12 người con thành gia thành thất vào ngày 12/6 năm Bình dần 1986 là đám cưới đứa con út lúc ông 69 tuổi.
       Những năm tiếp theo ông không được an nhàn một ngày nào hết việc gia đình đến việc xã hội gần năm năm trời không ăn cơm được mà chỉ ăn cháo vì ăm cơm vào nuốt không được nên người ông thường hay bị mệt huyết áp lại cao, vào ngày 08/12 năm Bính tý 1996 bà ngã bệnh con cháu đưa đi bệnh viện Hà lan Đông Hà được mấy hôm thì bà qua đời tại nhà người con thứ tư tại Đông Hà vào ngày 11/12 ÂL ông đưa bà về lo tang lễ tại quê nhà,những năm còn sống ông luôn có nguyện vọng mong sao cho bà mất trước để ông lo việc hậu sự của bà cho thoả lòng như vậy là nguyện vọng của ông đã thành hiện thực.Khi bà mất ông buồn và thương nhớ,hơn một năm sau vào tối 30 tết năm Đinh sửu 1997 ăn tối xong ông chơi với cháu gần đến giao thừa ông cúng xong qua nhà anh Ngọc người cháu con bác tôi gọi ông bằng chú thúc bá(gọi tên Thế con)ngồi chơi rồi đặt một bài thơ tặng cho gia đình anh rồi về nhà nằm ngủ với đứa cháu nội.
Bài thơ như sau


KHAI BÚT MINH NIÊN


“ Thân Tặng Anh Chị và các cháu”    (1)
Ngọc: Bích sáng ngời tỏa từ đây         (2)
Cháu: Con sinh nở được sum vầy       (3)
Lan : hương hé nở mùi thơm ngát      (4)
Cương: luôn giử vẹn dạ chẳng khuây (5)
Phước:đức nhớ ơn lành Tiên Tổ         (6)
Đông: mãn xuân về mát cỏ cây           (7)
Sương: rơi rưới khắp vườn hoa mới   (8)
Lộc :đến quanh năm được sum vầy    (9)


Bá Thúc Phụ:Nguyễn Văn Biểu
80 Tuổi Thọ


1.Anh Ngọc
2.Con gái đầu anh Ngọc
3.Vợ anh Ngọc
4.Con gái thứ 3
5.Con trai thứ 4
6.Con dâu 
7.Con gái  
8.Con gái 
9.Con trai út

      Về nhà ông nằm ngủ với đứa cháu nội rồi ông ngủ thẳng luôn
sáng mai sớm chú em cho người về gọi tôi là ông đã mất rồi.Tôi sửng sờ và hối hận vì đón giao thừa tại Họ xong lúc về nhà đi ngang qua nhà khoãng 1 giờ sáng tôi định vào chơi với ông mà cũng sợ là “Đạp Đất” năm mới vì nhà đứa em có buôn bán nên cũng ngại vì rứa mà không được nghe ông nhắn nhủ điều gì với chúng tôi sau khi ông mất có một việc mà ông còn dang dở đã khởi công xây lăng ngài đầu chi của đại gia đình cuối năm mà ra năm tôi phải đứng ra làm cho xong.Đình làng khi chưa mất ông hứa với làng ra năm ông phụ trách chỉ đạo việc trùng tu đình Làng sau khi ông mất Làng mời tôi lên cho biết là việc chưa thực hiện mà ông đã qua đời chừ chú có giúp cho làng được không,theo nguyện vọng của ông đã hứa với làng thì tôi xin nhận làm ban kiến thiết để hoàn thành tâm nguyện cúa chú tôi,trong những năm ông còn sống ông rất chăm lo công việc tái thiết những công trình của quê hương như đình làng,chùa,nhà thờ họ,đối với gia đình trước khi ông mất ông đả tái thiết xây dựng lăng mộ của tổ tiên từ Cố nội trở xuống ông mời quý Thầy về làm lễ trai đàn chẩn tế cho đại gia đình xong đến đêm giao thừa năm 1997 ông mất đến nay đã tròn 14 năm.Cuộc sống của tôi đã gắn liền với ông từ thuở còn bé cho đến ngày hòa bình mà tôi luôn cãm nhận ông là một người mẩu mực mà những lớp như anh em chúng tôi và con,cháu luôn phải noi theo để làm hành trang cho cuộc sống sau nầy.
* Mai Sơn là tên riêng của ông khi sáng tác ca Huế
* Tên các đường quanh làng và ngoài đông ruộng


Nguyễn Văn Hiền viết xong ngày 29/10/Tân Mão 2011 ngày giổ của Mẹ tôi

   Email  
    


Cảm nhận:


1. Cảm nhận từ: THÍCH NỮ MINH LIÊN [Bạn đọc] Email09.12.11@18:33
thi ra On cung co tai that do Bac hi. neu k doc bai nay thi chac la chau se khong bao gio biet duoc ve On va Ong noi chau. cam on Bac rat nhieu da cung cap cho chung chau nhieu ve lich su To Tien. tham nghi neu k co To Tien thi lam gi ma co than chung chau day phai k Bac. ngay nay chau co duyen lanh duoc gap Phat phap tu hanh, an duc cao ca ay la do quy On da vun duc ma hom nay chung chau duoc huong. chau xin nguyen co gang song tot de đền đap lai cong on do. chau cam on bac rat nhieu. Bac viet bai nao cung kha cong phi that Bac hi. chuc bac suc khoe de tiep tuc cong viec. chao bac!

Ghi cảm nhận:




2 nhận xét:

  1. Nguoi trong nha minh ai cung lam tho hay het Bac Hien nhi. Gio con moi biet la ong noi lam tho hay vay do, truoc gio khong nghe ai noi la ong noi biet lam tho ca.

    Trả lờiXóa
  2. Trời, bài "Hò vè trồng khoai trái" của cố nội hay và ý nghĩa quá. Thật sự con rất tự hào về dòng họ của mình, ai cũng tài giỏi và tràn đầy tính nghệ sĩ.

    Trả lờiXóa