Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

CHÙA VĂN QUỸ CHỐN NƯƠNG TỰA BÌNH YÊN

CHÙA VĂN QUỸ CHỐN NƯƠNG TỰA BÌNH YÊN

TƯỢNG ĐÀI QUAN ÂM

 Ngồi dưới bậc thềm của Thánh Thượng Quán Thế Âm,Đợi đến lượt mình nhận quà cứu trợ lũ lụt của quý thầy cô và các đoàn từ thiện về trao tặng...Tôi lại miên man nghỉ về chùa làng mình đã bao lần cưu mang che chở cho dân vượt qua thống khổ của chiến tranh,thiên tai,dịch bệnh.
Quê tôi vãn gọi là chùa Văn Quỹ dung dị và mộc mạc như vậy mặc dầu có tên là Vạn An Tự hẳn hoi.
Thuộc xã Hải Tân Huyện Hải Lăng nằm tận cùng phía nam Tỉnh Quảng Trị,cách Thừa Thiên Huế bỡi dòng sông Ô Lâu.
Như hoà thượng Mãn Giác “thi sỹ Huyền Không” quê ở xã Hải Ba huyện Hải Lăng đã minh chứng “tình quê của tôi nó thâm nhập như vậy”nên chi trong thời chiến tranh về thăm làng không được,vào năm 1956 tôi đã sáng tác bài thơ “ NHỚ CHÙA”
"MÁI CHÙA CHE CỞ HỒN DÂN TỘC
NẾP SỐNG MUÔN ĐỜI CỦA TỔ TÔNG"
Có lẽ trên đất nước mình chùa quê đều như vậy:Chùa với Đình Làng tuy hai mà một.Nghe quý cụ lão thành kể lại ngày xưa chùa và đình làng thờ chung trong ngôi nhà rường năm gian tiền Phật hậu Linh “Trước thờ tôn tượng bổn sư Thích Ca sau thờ long vị Thành Hoàng “hai gian tả hửu thờ quý tộc.

Năm 1957 chùa tổ chức quy y dưới sự chứng minh của ân sư Thượng Tâm Hạ Thái, Pháp hiệu Thiện Trí.Tự hoà khương bút hiệu Dạ Sỹ Thiện Trí thế danh Nguyễn Diệu sinh năm đinh mùi”1907”niên hiệu Thành Thái năm thứ 19 taị làng Đạo Đầu Triệu Phong Quảng Trị “Khai sơn chùa Hiếu Quang Huế”
Mạng mạch đạo pháp bén rể ăn sâu ,sum suê hoa trái kể từ đây,Tuổi thơ từng theo mạ đi chùa mới đầu ngượng ngùng e thẹn,tay cứ níu vạt áo dài nối của mạ ngập ngừng từng bước vào chùa mà run ,mẹ trìu mến dổ dành:
Vào lễ với mạ bụt thương con trẻ lắm,con không nhớ chuyện Bụt hiện trong chuyện Tấm cám mà mệ hay kể à?
Cũng thiệt ông Bụt ngồi xếp bàng trên cao nớ răng mà hiền, mắt nhìn xuống như nhìn tôi,miệng tủm tỉm cười mải không thôi....Vô tình tôi ngoái lại sau lưng phía trên cửa ra vào một ông mắt trợn trắng bóc,mặt đỏ lòm bộ tướng dử tợn”sau này lớn lên tôi mới biết đó là ngài Hộ Pháp “
Thế rồi bọn con nít chúng tôi càng lâu càng gắn bó với chùa,thường theo mạ đi chùa mạ vô lễ còn bọn tôi bày đủ trò phá phách,vô tâm nghịch nghợm chơi đùa nhất là bắt chim phía sau tượng ngài Hộ Pháp có bức hoành phi kín đáo cho chim sẽ tha hồ làm tổ,té ra trông dáng ngài dử dằn rứa mà lại quá hiền,bọn tôi leo trèo đụng tay,đụng chân có đứa cả gan sờ râu rứa mà đêm về không nằm chộ “nằm mơ” và đau ốm chi nơi.
Đời học sinh lần đời lều chỏng tiểu học và đệ thất cũng rủ nhau lên chùa học cho thanh tịnh,may thuộc bài và cầu nguyện vinh quy.Mái chùa soi bóng bên bờ Ô Lâu hiền hoà chia sẻ cùng dân làng rồi qua bao cay đắn ngọt bùi
Mùa pháp nạn 1963 mặc cho chính quyền tai mắt của gia đình trị ở địa phương hăm doạ,lùng bắt,khủng bố chùa vẩn âm thầm lặng lẽ tổ chức truy niệm chư Bồ Tát vị pháp thiêu thân
Chiến tranh bùng nổ ngày càng khốc liệt,làng xóm tả tơi tất cả đành xa quê!bỏ làng,bỏ chùa tản cư lánh nạn,bước đi mà ngậm ngùi ngoái lại bâng khuâng khi nhớ về câu thơ của Nguyễn Bính mới thấm thía làm sao.
Mai này tôi bỏ quê tôi bỏ trăng bỏ gió ôi chao bỏ làng!Bỏ chùa vào Huế ngày hai buổi đi học đạp xe qua những danh lam thắng cảnh cố đô,những ngôi cổ tự già lam uy nghiêm trầm mặc và những ngôi chùa nho nhỏ như bóng giáng chùa quê.Hiếu Quang,Tịnh Bình,Tây Lộc,Cát Tường cũng thờ Phật,cũng kinh kệ hôm mai không làm cho tôi khuây khoả,răng mà nhớ chùa nhớ Phật ở làng mình dia diết khôn nguôi.
Lang thang làm thân cùng tử,phiêu bạt nơi xứ người,nhìn gia đình Phật Tử”người dưng”sinh hoạt văng vẳng bên tai bài hát dây thân ái,Về dưới Phật đài”Ra đi lìa xa mái hiên chùa,còn đâu bóng lam hiền...”lòng bồi hồi quay quắt nghẹn ngào nước mắt chực trào ra thôi!
Mổi chiều hôm nghe chuông chùa ngân nga là mường tượng chuông chùa làng mình chầm chậm rơi rơi u hoài man mác lãng đảng khói sương đôi bờ Ô Lâu nhung nhớ.Chiến tranh rồi cũng qua,mái chùa cũng theo nhịp sống của dân làng mà đứng vửng nhớ những ngày khó khăn đó bà con đi học bổ túc văn hoá một người mang theo một lòng đèn hoặc ngọn đuốc bằng tre gặp đêm rằm hay mồng một thì ghé chùa góp thêm ánh sáng cho ngôi phạm vũ tụng một thời kinh rồi đi học,chưa biết chữ nhưng chú đại bi và tâm kinh thì thuộc làu.Thế mới thẩm thấu sự nhiệm mầu bất khả thư nghị “Vô Nhất Vật” của ánh sáng thai tạng của lục tổ.
Khốn đốn với chiến tranh,lao đao cùng bảo lũ thì cùng nhau tìm về núp bóng dưới mái chùa quê an bình.Là những nông dân lam lũ,một nắng hai sương với ruộng đồng được chư tôn thiền đức ở Quảng Trị và Huế thường quang lâm sách tấn,trúc liễm thân tâm trong những kỳ tu học bát quan trai,được thấm nhuần đạo vị giải thoát và ánh sáng trí tuệ của đấng điều ngự soi đường đã chắt chiu chăm chút ngôi già lam uy nghiêm cửu trụ an nhiên hằng tại nơi đất làng quê.
Có một ngôi chùa như thế là nơi trưởng dưỡng đạo tâm của quý bác trong làng là nơi tu học khơi mạch nguồn trí tuệ của ánh đạo vàng cho GĐPT và cũng là nơi ưu ái dừng chân của các đoàn cứu trợ bão lụt họp bàn cùng khuôn giáo hội phân phối hàng quà trong tinh thần “Vô phân biệt”của tâm kinh: Đẹp, Xấu, Cấu tịnh, Giàu nghèo, Thân sơ, Lương, Giáo... vì quê tôi có hai tôn giáo tín đồ rất đông là anh em cùng huyết thống trong Tiên Tổ.
Cứ mỗi lần bất an,tôi chống gậy lên chùa ngồi yên ả một mình dưới tượng đài Bồ Tát Quân Âm thấy thanh thản đến lạ lùng,nhìn đoàn sinh GĐPT sinh hoạt lại vẳng về”Hôm nay về dưới bóng cha lành lòng con thấy nhẹ nhàng,vì tâm con yên vui...”Thì lòng khinh an hả dạ đến rưng rưng.
Chùa làng Văn Quỹ nơi che chở tuổi thơ tôi rong chơi an lành thì cũng là nơi nương tựa tuổi già chất ngất bình yên giữa phong ba đời thường./.
Ngày 05/4/2011 Viết bài Lê Đăng Mành
***********
Chú ruột của tôi là Ông Nguyễn Văn Bình bút hiệu là MAI SƠNrất giõi làm thơ sáng tác Nam ai,Nam bằng,Hò Vè đàn được nhiều loại đàn cổ như đàn nguyệt,đàn tranh,đàn tỳ bà,đàn bầu đàn tam thập lục.Những năm 1967 và 1968 ông phụ trách thêm trưởng ban ca cổ nhạc trung phần của đài phát thanh Huế,Ông là người rất gần gủi với cố Hoà Thượng Thích Thiện Trí"1907-2000" đã viết bài thơ Kính dâng Thầy"Thiện Trí"vào những năm thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước.
Bài thơ kính tặng Hoà Thượng THIỆN TRÍ của ông nguyên văn bài thơ bằng Hán Nôm
**********
Điểm hoá mê đồ ký đại ân
Dưỡng sanh ta ngã thượng bôn tần
Vị năng thính pháp bồ đoàn hạ
Tằng nguyện phanh trà tất khố thân
Thanh phước thiền tông thôi bát nhã
Vong ưu lục ỷ phổ ba nhân
Mỗi hoài Bình nguyệt Hương kiều vọng
Vân thọ diêu diêu biến thái thần.
*******
Thuận hoá Cố đô Hiếu Quang Tự Bổn sư trình chính
Đệ tử Nguyễn Văn Bình pháp danh Nguyên Chánh phúng thượng
KÍNH DÂNG THẦY
DỊCH THƠ
Soi Sáng đường mê ơn quá sâu
Phù sinh con vẩn ruỗi rong cầu
Chưa từng nghe pháp bồ đoàn vọng
Thường nguyện đun trà chân gối tâu
Phước sáng Thiền tông rung bát nhã
Buồn quên đàn sợi cảm người sau
Ngày mong bình nguyệt,Hương kiều nhớ
Nhàn nhã tuổi mây thần thái mầu
*********
Bài thứ hai Trương đồ tri mã lực của HT "THIỆN TRÍ" Đăng trên Liên Hoa nguyệt san số 12 năm thứ 11(06/01/1966
TUẤN Mà
Lịch thiệp muôn trùng cứ dẻo dai
Ngựa hay chi quản dặm đường dài
Vân trình rong ruổi đà dư sức
Chiến lũy xông pha lại lắm tài
Vào tử ra sanh theo với chủ
Nhảy cao đá lẹ há nhường ai?
Như xưa Kiền Trắc bao kỳ diệu
Hầu Phật thành công đạo cứu đời
Ông Nguyễn Văn Bình hoạ vần bài này trên Liên Hoa số 2 năm thứ 12(Bính Ngọ.06/03/1966}
***********
Khen thay bốn vó dẻo càng dai
Tuấn mã phăng phăng lướt dặm dài
Xích thố dù so đâu kém sức
Bạch câu đem sánh há thua tài
Đường trường mới biết ra chân ngựa
Trận chiến rồi hay rõ mặt ai
Xuân đến ngựa về trong khói lửa
Quyết mang tài trí giúp cho đời
***********
Khi chú tôi qua đời vào tháng 9 AL năm Mậu Thân 1968 do một căn bệnh hiễm nghèo và cũng buồn vì thương nhớ hai người con và một người rể đã bị mất vào biến cố tết Mậu Thân.Lúc đưa tang lên nghĩa trang Nam Giao đi ngang qua chùa Hiếu Quang HT Thiện Trí đã đưa linh vị của chú tôi vào chùa để làm lễ cầu siêu trong chùa trước khi hạ huyệt và đã viết ca từ khóc đệ tử"Mai Sơn"theo lối Nam bình và Lý tình tang để tưởng nhớ.Trong đó qua điệu nam bình"Nam kha là mộng chua cay,phũ phàng thay,cõi trần ngao ngán,người đã buông tay!Chan hoà suối lệ đầy vơi,lệ vơi đầy,Xót Mai sơn hiếu đạo chi tày,trí tài đang dấy,mới năm lăm tuổi đời chưa mấy,đã lìa bạn xa Thầy!"
Qua điệu lý tình tang thì.
Tiếc thay một kẻ tài hoa
Đành mang số phận thật là mỏng mai
Văn chương nghệ thuật hoà hai
Nhơn luân giáo lý...đạo,đời kiêm ưu
*************
Than ôi chi xiết sầu bi
Thương người đức hạnh...xót nghì thương thân
Cầu ngôi Đại Giác Năng Nhân
Độ hồn vong giả đặng phần siêu thăng
Lúc chú tôi "Nguyễn Văn Bình" ở Quảng Ngãi được đổi về làm việc tại tỉnh Thừa Thiên HT Thiện Trí và Ông Trần văn Thừa cùng nhau Hội ngộ Hợp Xướng độc đáo.
"HT" Vừa được tin về mới bữa tê
Mà nay hội ngộ thật vui hè
Sư đồ hỷ duyệt tình chan chứa
Quyến thuộc hàn huyên dạ hả hê
"VB".Ngắm lại chùa xưa ghi nghĩa cả
Nhìn qua chốn cũ chạnh niềm quê
"TT" Đổi thay thế cuộc tâm chung thỉ
Giấy rách lòng son giữ lấy lề.
****************
Rằng nghe hội ngộ mới hôm tê
Tiếc chẳng cùng vui hợp xướng hè
Đặng dịp ngâm nga dù ngợ ngợ
Nhưng rồi tiếu ngữ cùng hê hê
Đề thi đẹp tứ tươi câu lạ
Hoà vận e tài thẹn tiếng quê
Sẵn nét xưa còn còn thắm đượm
Tìm thêm bỗn cũ đóng thêm lề
Ngày 07/04/2011 "Nguyễn Văn Hiền sưu tầm và đăng bài"
   Email  
    


Cảm nhận:


Chùa Văn Quỹ là nơi ma tôi đã thường xuyên đến lể và sinh hoạt GDPT luc tôi con trẻ, với bao kỷ niệm tràn về khi đọc bài viết về ngôi chùa mến yêu gắn bó với quê nhà, ngôi chùa và sinh hoạt cùng GDPT Văn Quỹ giúp tôi hình thành hơn về nhân cách sống sau này.\
Cám ơn bài viết đã cho tôi trở lại với tuổi thơ, trở lại với ngôi chùa với bao kỷ niệm đẹp. Cám ơn!

Ghi cảm nhận:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét