Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

LÀNG VĂN QUỸ QUÊ TÔI

LÀNG VĂN QUỸ - QUÊ TÔI 


BẢN ĐỒ DI TÍCH LÀNG VĂN QUỸ 
HOẠ SĨ VẺ"NGUYỄN BÁ VĂN"
CHÁNH ĐIỆN ĐẠI ĐÌNH LÀNG VĂN QUỸ
 
            Vào thời Hậu Lê thế kỉ XV, Mảnh đất này tổ tiên các dòng hộ của chúng ta từ miền bắc xa xôi vào nơi đây khai hoang phá thạch lập làng.Truyền thống để lại có sáu họ .Ba họ khai khẩn lập làng là Lê, Nguyễn, Đỗ. Ba họ khai canh Trần, Ngô, Phạm.trong đó ba họ khai khẩn lập làng là họ Lê, Nguyễn,Đổ.”Họ khai khẩn” Có miếu thờ riêng hàng năm Làng tố chức Tế lễ Họ Lê lễ Xuân thủ.Họ Nguyễn Lể Yến quân.Họ Đổ lể Điền bạn.Trên Miếu thờ dưới mộ phần của quý Ngài.
             Trãi qua bao thế kĩ thăng trầm của lịch sử,các đời Chúa Nguyễn trong làng cũng có nhiều bậc Tiền nhân làm quan trong triều khi qua đời đã được triều đình xây lăng mộ.Các đoàn khảo cổ đã xác định là mộ cổ vào thời chúa Nguyễn.Đã được Sở văn hoá thông tin Quảng Trị công nhận làng có 5 ngôi mộ cổ của thời Chúa Nguyễn thuộc di tích cấp Tỉnh. Khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 đã quy hoạch xây thành Phú xuân thì họ Nguyễn Văn được nhà Vua cấp chiếu chỉ về nhập tịch ăn ở cùng với làng và sinh sống cho đến ngày nay. Ba họ khai khẩn linh vị thờ tại Đình làng Hiển Thỉ tổ khảo khai khẩn bổn thổ lập phường chính trực Lê đại Lang. Hiển Thỉ tổ khảo khai khẩn bổn thổ quả cảm Đại Tướng quân cương nghị Nguyễn Quý Công. Hiển Thỉ tổ khảo khai khẩn Đô thái giám Đỗ Đại Lang. Ba họ khai canh Thờ Tại Đình làng Hiển Thỉ tổ khảo khai canh Dĩnh Xuyên Quận Trần Đại Lang. Hiển Thỉ tổ khảo khai canh Bột Hải Quận Ngô Đại Lang. Hiển Thỉ tổ khảo khai canh Cao Bình Quận Phạm Đại Lang. Vua Khải Định lên ngôi năm thứ hai Phong cho tất cả các dòng họ cũa các địa phương Làng văn Quỹ quý Ngài đều có miếu mộ rỏ ràng nên đều được phong là.Khâm mông sắc phong dực bảo trung hưng linh phò tôn Thần đến năm thứ chín gia tặng thêm hai chử Đoan túc tôn Thần. Riêng phong Thần thì sáu họ đều giống nhau. “Khâm mông sắc phong dực bảo Trung Hưng linh phò gia tặng đoan túc tôn Thần”. Sách Ô châu cận lục của học giả Dương Văn An tiến sĩ thời nhà mạc viết năm 1553 là Xã Văn Quỹ thuộc Huyện Hải Lăng. Nói đến người dân làng Văn Quỹ cũng rất anh hùng “Kẻ sĩ Trung nghĩa Văn Quỹ thà chịu cắt tai chứ không theo giặc”.
Từ xa xưa đầu làng là nhà Trường Thánh thờ tự tôn nghiêm có 2 câu đối ghi tả làng Văn Quỹ như sau: “Văn chương vạn thế trường tồn,thiên nhật nguyệt địa sơn hà.Á vủ Âu phong nan hối tắc” “Dịch nghĩa”Văn chương còn tồn tại mãi ngàn đời đất núi sông năm tháng,gió Âu mưa Á khó phai mờ “Quỹ phạm bách Vương bất dịch.Quốc quân thần gia phụ tử.Hán hưng tần diệt giả nan ô” “Dịch nghĩa”Phép tắc trăm Vua không đổi,nước có Vua tôi,nhà có Cha con,Đời hán hưng đời hưng tần diệt chẳng xấu hổ sao:vào những năm đầu thế kĩ XIX trước cũng có 2 câu đối ghi rõ về lai lịch của tiền nhân như sau:“Từ Bắc di lai hoan châu xứ Tiền nhân từ giả” “Tùng nam khai thác Văn Quỹ thôn Hậu Lê lập phường” Những câu đối trên và Dương Văn An viết về làng Văn Quỹ trong sách Ô châu cận lục.Người dân làng Văn Quỹ rất tự hào với truyền thống của quê hương từ khi lập làng cho đến nay.Chúng ta tìm hiểu lịch sử của làng vì sao làng Văn Quỹ lại có câu: “Văn chương vạn thế trường tồn, Thiên nhật nguyệt địa sơn hà. Á vũ Âu phong nan hối tắc, Quỷ phạm bách Vương bất dịch.Quốc quân thần gia phụ tử.Hán hưng tần diệt dả nan ô... Nếu các bậc tiền nhân không anh hùng gan dạ đoàn kết một lòng vì chính nghĩa phò Vua giúp nước thì làm gì để sách Ô châu cận lục ghi lại là: “Kẻ sĩ trung nghĩa Văn Quỹ thà chịu cắt tai chứ không theo giặc”.vào thời các chúa Nguyễn trong làng có những bậc làm quan điển hình như Ngài Nguyễn Văn Thứ Tướng thần thuận Nghĩa tử,Tướng thần Nguyễn Văn Chí,Bả lệnh ty Nguyễn Văn Hùng,Tri huyện Thái hoà tử Nguyễn văn Nô,Tướng thần lý tài tử Nguyễn Văn Trung,Tri huyện thái hoà Nguyễn Văn Sóc,Quán quân sứ sự thành hầu Nguyễn Văn Du,Cai án đàm luận bá Nguyễn Văn Mẫn,Tướng Cai hợp họ "Trần" Trần quý Công quản lý cấp phát lương thực và thu thuế cho Triều đình thuộc địa phận Quảng Nam,vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1624.1672)Lê sĩ Triệt ông đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn 1640,làm binh bộ tả thị lang vào thời các Chúa Trịnh và ông lê Sĩ Hậu

được chúa Trịnh Toàn và chúa Trịnh Tạc phong làm tướng nhiều lần cử đi dẹp giặc đánh Chúa Nguyễn ở sông Linh Giang ,rất tiếc là tôi chỉ biết đến đó vì không có được thêm thông tin về các giòng họ khác.
            Làng có bốn xóm: Thượng an,Đông an,Thái hoà,Phú Thọ mà người trong làng thường gọi xóm Đùng,xóm Trên,xóm Sau,xóm Giữa,ba xóm đều có nhà thờ của từng xóm,riêng xóm Sau hiện nay chưa có nhà thờ hằng năm vào dịp cúng Thanh Minh bà con đang thiết lễ cúng tại ngả ba Đất Thánh gần cồn Mồ,hàng năm vào ngày 16 tháng giêng âm lịch là cúng cầu an đầu năm.Đến ngày lễ Thanh minh làng cáo tại đàn âm hồn vào lúc 6 giờ sáng khỉ lệnh để các xóm tảo mộ cô hồn trong xóm ngày trước ngày hôm sau và bà con trong xóm dâng lễ vật đến nhà thờ âm hồn để cúng dường tất cả dân trong làng đều đến dự lễ. Ngoài sáu họ làng có một ngôi đình thờ phụng khang trang mặt trước thờ ba bộ hương án sơn son thếp vàng,hai bộ giá chiêng trống,hai bộ lổ bộ,hai bàn thờ cũng sơn son thếp vàng do anh Nguyễn Văn Lực ở Đông Hà cúng vào dịp tết Canh Dần năm 2010 ông Ngô Tấn Bửu ở Huế và một số anh em ở Đông Hà, Nha Trang cúng ba hàng câu đối ghi lai lịch làng,một số vật dụng thờ tự như tam sự bằng đồng hạc chầu,hai cặp đèn tiện băng gổ trắc.Gian giữa Thờ vị Thành hoàng làng,Bên tả thờ ba họ Nhất, Ba, Tư. bên hữu thờ ba họ Nhì, Năm, Sáu. Làng có nhà Âm hồn để thờ Hương linh Cô hồn quá vãng nhiều đời nhiều kiếp trước,hàng năm vào dịp lễ Thanh minh tổ chức tảo mộ Cô hồn và Lễ vật cúng tế tuỳ theo điều kiện kinh tế. Làng có một ngôi Miếu Thành hoàng thờ tự riêng trước nhà thờ Âm hồn về phía bên phải đứng trong nhìn ra trong khuôn viên rất rộng ngày lễ ngày tết làng đều cử một bác cựu trưỡng tộc hầu lạy.
Đình làng thường năm có ba lễ đầu năm lễ Cầu an vào ngày 16AL,Tháng sáu lễ cầu phước vào ngày 15-16 AL,tháng chạp lễ Tất Niên vào ngày 25AL và cũng là ngày đại hội hội người cao tuổi trong làng nên các cụ lão thành rất đông đủ lễ xong Làng dự hội thi hoa do hội người cao tuổi đứng ra tổ chức phong trào này đả có từ năm 1984.ngày 30 làng cúng tất niên và đón giao thừa,quý bác chức sắc và dân làng tập trung dự lễ.Dân làng đi theo tín ngưỡng 2/3 là người theo đạo Phật có ngôi Chùa thờ tự Trang nghiêm ngày Rằm và mồng Một bà con theo Phật đến chùa lể bái,phần còn lại theo đạo Ki Tô Giáo có nhà thờ từ vào năm 1908.Những năm chiến tranh chống Mĩ bị bom đạn đánh sập sau ngày đất nước thống nhất được xây dựng lại nhà cấp bốn lâu ngày đã bị xuống cấp và chật hẹp đến năm 2009 được Toà tổng giám mục giáo phận Huế đầu tư xây dựng lại rất rộng rãi và hiện đại,bà con giáo dân từ làng văn Quỹ Hưng Nhơn Phú Kinh Hội Điền ngày chủ nhật đến làm lễ,nhà thờ có một Cha xứ Giáo phận Huế bổ nhiệm về phụ trách.bà con lương giáo sinh sống với nhau rất đoàn kết.Ban chấp hành làng được cử 1 Bác làm Hội chủ,sáu bác Trưởng tộc và thủ biện làng chăm lo việc thờ cúng và tế lễ theo truyền thống hàng năm.Cảnh làng rất thơ mộng, phía trước uốn mình theo dòng sông Ô Lâu,phía sau là cánh đồng ruộng bao la cò bay thẳng cánh từ cạnh làng cho đến tận làng Cây Da thuộc xã Hải Thọ,đúng là một làng quê trù phú đất lành chim đậu nên Tổ tiên của chúng ta chọn nơi đây để lập làng sinh cơ lập nghiệp và để lại cho con cháu ngày nay/
 
SĂC PHONG NHÀ VUA BAN
                                                                                         Nguyễn Văn Hiền - DT 0982514942