Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

SÔNG Ô LÂU NGÀY TRƯỚC VÀ NGÀY NAY





Ghe thuyền khai thác cát sạn
 Dân Vạn Đò Trạch phổ nuôi cá lồng giữa sông Ô Lâu
                Nhà xây hai gác kiên cố của dân Vạn đò Trạch phổ

                   SÔNG Ô LÂU NGÀY TRƯỚC VÀ NGÀY NAY
           Sông Ô Lâu bắt nguồn từ thượng nguồn đỉnh núi Truồi hùng vỉ, có độ cao tuyệt đối xấp xỉ 905m, chảy lượn quanh co giữa núi rừng Trường Sơn, chảy xuôi về Phò Trạch, rồi chuyển hướng tây bắc, ngã rẻ chổ hội lưu với sông Độc còn gọi là sông Mỹ Chánh, tạo nên dòng sông Ô Lâu huyền thoại, chảy êm đềm trong vắt đầy thơ mộng, rồi  chảy xuôi về Vân Trình,  ra phá Tam Giang, ghé qua cửa Lác và về biển Đông.
            Sông Ô Lâu từ Mỹ Chánh về đến ngã ba cầu Lương Điền đoạn sông nầy rất rộng có từ 200 đến 300 mét rẻ theo bờ bắc một nhánh về dọc theo làng câu nhi,Hà Lổ,Văn Trị,Thôn Đông đến Cât Da rồi rẻ về sông đào, sông mới gọi là  sông Ô Giang một nhánh theo về cầu Vân Trình(đoạn sông nầy rất hẹp từ 8 đên 12 mét)và hoà chung với nguồn nước mặn của phá Tam Giang rồi đổ ra biển đông theo cửa thuận An, giáp ranh giữa hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị,tuy cùng uống chung một dòng nước sông nhưng tiếng phát âm không giống nhau ở bờ bắc các làng như Câu Nhi ,Hà Lộ thuộc xã Hải Tân,Hưng Nhơn,An Thơ,Phú Kinh thuộc xã Hải Hoà,Hoà Viện thuộc xã Phong Bình Thừa Thiên tiếng nói đều na ná tiềng Huế riêng làng Văn Quỹ và Văn Trị thuộc xã Hải Tân là nói tiếng Quảng Trị đặc sệt không biết có phải là do Tổ Tiên đời trước lúc di cư vào đây mang theo tiếng  từng địa phương của mình và duy trì tiếng nói cho đến ngày nay không? 
           Dòng nước sông Ô Lâu từ xưa rất trong và sạch mọi sinh hoạt đều dung nước sông từ đầu làng về đến cuối làng Trông nào cũng có một bến để dân làng sinh hoạt tấp nập cả ngày riêng nước dung để ăn ,uống bà con tranh thủ đi gánh vào lúc tờ mờ sáng đủ để dùng trong ngày nhà nào cũng vậy.dân Chài lưới cũng nhờ sông Ô Lâu đánh bắt tôm cá  vào buổi sáng để chiều đưa đi chợ Ưu Điềm bán  để sinh sống ,dọc theo hai bên bờ sông rất nhiều vạn Chài ăn ở họ tập trung thành Phường từ làng Vân Trình tỉnh Thừa Thiên cho đến Tân Điền thuộc tỉnh Q.Trị và chia ranh giới  để đánh bắt hải sãn không ai xâm phạm lảnh địa của ai.
           Riêng làng Văn quỹ tổng chiều dài khỏang 1.6 km sông bề ngang rộng bình quân 50 đến 80 mét ngày trước cũng có một số hộ trong làng làm nghề giăng câu bủa lưới sau ngày hòa bình họ đi xa xứ làm ăn hiện nay không còn bà con đi xa quê vào miền nam làm ăn sinh sống,ở đầu làng thì rất sâu đi dọc bờ sông 300 mét là bến đằm những năm 1945 đến nay thường  dùng cho trâu mẹp bến rất cạn ra giữa sông về mùa hè độ một mét phía bên bờ của làng trạch Phổ xã Phong hoà có lạch sâu hơn nên đò thường chày về bên đó. Năm 1945 đến 1975 dân vạn chài Trạch Phổ ở tập trung độ khoảng 15 đến 20 hộ đối diện với bến Hương sau ngày hoà bình họ di chuyển về ở đối diện với làng Văn Quỹ từ đầu làng về đến cạnh thôn Tư làng Ưu Điềm hiện nay các hộ dân đều xây nhà kiên cố về mùa mưa lủ họ ở tại chổ không di chuyển bằng thuyền qua làng Văn Quỹ tránh bảo lũ như trước nửa nghề chính của họ hiện nay là đi khai thác cát sạn còn lại một số chỉ làm nghề giăng câu bủa lưới.
      Nguồn nước sông khi dắp đập cửa Lác trở thành nước tù đọng không dung cho ăn uống được mà chỉ giặt rửa và bơm nước phục vụ cho đồng ruộng mà thôi người dân hai bờ sông Ô Lâu từ Lương Điền về đến tận làng Vân Trình không biết khi nào mới có được nguồn nước trong và sạch mà bao đời đã dùng trong mọi sinh hoạt và tắm mát vào mùa hè.

Như nhà thơ nguyễn Văn Đắc đã cảm nhận về sông Ô Lâu

DÒNG SÔNG TUỔI MẸ
(1)Khi mẹ sinh con đã có dòng sông
Dòng sông ấy đã chảy qua đời Mẹ
Tháng năm dài con sông dâu bể
Nắng dãi mưa dầm đời Mẹ gian truân
Từng gánh nước oằn vai,lưng còng vai nặng
Trún cho con ngụm nước quê mình
Tắm cho con khí linh của Ô lâu trường thuỷ
Mẹ hiền ơi muôn thuở ân dày
Khi nắng hạn khi mưa dầm
Khi nước lớn khi nước rong
Nước rong Mẹ còng lưng tát nước
Nước lớn lụt về Mẹ xuôi ngược lo toan
Thân cò lặn lội gian nan
Biển sông đời Mẹ cơ man nhọc nhằn
Mẹ thường bảo quê người chẳng đặng
Sông nước mình nghĩa nặng tình sâu
Thuở ấy bên sông ánh trăng vàng
Mẹ ngồi trải tóc khúc sông trăng
Sông trăng thổn thức lòng xao xuyến
Rộn rã bên đời một nét thơ
Cũng từ dạo ấy giửa hai bờ
Bên bồi bên lỡ vấn vương tơ
Ô lâu xanh thẳm mang tình Mẹ
Sông lại đêm về ôm bóng trăng
Bóng trăng xào xạc xao lòng Mẹ
In dấu duyên tình khúc sông trăng
Từ tình yêu ấy Mẹ sinh con
Khi Mẹ sinh con đã có dòng sông
Sông vẫn chảy đời sông bình lặng
Chỉ dạt dào khi mưa đổ triều dâng
Mẹ vẫn khổ khi con đông nhà khó
Có bao giờ được bình lặng như sông.
(2) Bến Ô lâu ai sầu ai thảm *
Mang nặng cuộc tình dĩ vảng mong manh
Chiều về nghiêng bóng đa xanh
Gió lùa sông vắng nắng hanh sông vàng
Trách chi một chuyến đò ngang
Ai về bên ấy bẽ bàng tình ai
Dặm dài bước một bước hai
Cây đa bến cộ sầu ai ai sầu?
Lững lờ con nước chảy ngang
Con cá bay nhảy rộn ràng mưa qua
Cá ơi ngọt nước canh cà
Quê hương ấm dịu mặn mà rau tương
Con trâu mẹp nước bên đường
Miệng cười nhai lại chút hương cỏ đồng
Ô lâu sông của dòng sông
Dòng sông tuổi Mẹ mặn nồng tình yêu./.

          Nguyễn Văn Hiền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét