Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

KỂ CHUYỆN TRÂU ĐÁNH

KỂ CHUYỆN TRÂU ĐÁNH


CHUYỆN KỂ VỀ TRÂU 

          Ngồi buồn trời mưa không biết làm gì kể chuyện những năm tháng còn nhỏ để nhớ lại chuyện xưa mà đưa lên trang Web để các bạn xa quê đọc cho vui nhớ lại thời trẻ của mình những năm tháng ở quê nơi chôn nhau cắt rốn hiện nay người còn ở quê người thì xa quê một vài năm mới về được một lần có người thì không về được nhưng trong lòng vẫn đau đáu và nhớ quê da diết.

         Câu nói của dân làng mình nhất cá ăn câu nhì trâu đánh chắc*mà thật như vậy mổi lần đi câu cá dọc bờ sông hay đi ra câu ở ngoài đồng ruộng theo các con hói(*)như Đàng Phe,Đàng Bạn,Đàng Tổng Lộ,Trọt Sơn,Cày ngang...ngồi một lúc ta thả cần câu xuống nước mà thấy đồi nhúc nhích khi cá rút mồi mà cái đồi xuống khỏi mặt nước ta cầm cần rút một phát gặp cá to nó liệng qua liệng về tay cầm cần mà thấy sướng vô cùng.
               Vào mùa tháng 7 âm lịch là mùa trâu đực nổi cổ mờm cả làng rất nhiều trâu đực khi mùa cày cấy xong vụ hè thu(Vụ trái)là thời gian trâu nghỉ ngơi chúng tôi còn nhỏ độ 10 đến 12 tuổi sau khi tan học cùng rủ nhau lên bến đằm “ bến trâu mẹp ở đầu làng”ngày nào cũng vậy có khi cả hai ba tháng mà trâu còn đánh mọi người trèo lên các bụi tre mà xem vì ở dưới sợ khi mà con nào thua là nó xông vào người thì rất nguy hiểm nên phải leo lên cao mà xem trâu đánh dưới nước con nào hơn rượt con thua đuổi xa làng nầy qua làng khác hàng cây số về tận làng Hội Điền,Càng An Thơ,ra Văn Trị,Cây Da có khi đuổi lên tận làng Lương Điền mà rất nguy hiểm con nào thua là hay xông vào người hình như nó muốn cầu cứu sự can thiệp giúp đở với nó,những con trâu mới nổi người giử thường phải cho ăn riêng và về bến mẹp cũng phải riêng có nọc cắm giử lại và ngồi trực kẻo sợ con trâu khác nhổ nọc chạy đến đánh,khi thấy con trâu nào a đến là người trực phải mở trâu mình gấp không thì nó đến đè đánh có khi đến chết luôn mà trâu cũng rất khôn nó thấy sức nó không đánh nổi là tự bỏ chạy thậm chí là đến ngửi đái trâu hơn như chịu thú thua thì con trâu hơn bỏ qua.Tôi còn nhớ có một lần trâu nhà ông H và ông Thợ ở xóm tôi trâu Chãng của ông H sừng rất dài mà nhọn vì người dử trâu luôn lấy mẻ chai trau chuốt thương xuyên nên nó rất nhọn nghe đâu nó bạng vào bít đã sâu mà rất lâu lành vết thương.
          Nó tìm đến con trâu Dề ông T vào khoãng 3 giờ chiều trâu Ông H rựt niệt ra và tìm trâu nhà Ông T để đánh vì hai con đã sực nhau lâu ngày cũng may mà người giử trâu nhà ông T biết được nên vào mở niệt kịp không thì nguy to rứa là hai con đánh nhau một buổi chiều từ trên khô trâu ông H kè xuống đìa(*) nhà tôi vì trâu nhà ông H đánh là thế đánh dưới nước tốt hai con húc nhau gần chập choạng tối con trâu ông H lặn hụp xuống sâu nâng cổ con Dề lên và bẻ cổ rất mạnh con trâu Dề chịu không nỗi thua bỏ chạy hai con rượt nhau về tận làng hội điền con thua bít từ đầu đến sau đít con hơn chỉ có trước đầu và cổ khi đem về con trâu ông H béo thêm và có một đường ao trên lưng mới thấy sự sung sướng của Trâu hơn mới nổi cổ mờm tìm về đến nhà phải bôi thuốc đã làm sẳn là vôi dầu hỏa và mòng hóng bôi vào vết thương cho mau lành,hồi đó mà được anh em giử trâu cho ngồi lên lưng trâu một lúc là mừng lắm phải không anh em?
          Vào năm 1960 ông H bán con trâu củ mua con trâu khác trẻ hơn con trâu trước bán đi vì đã già rồi,vào một buổi chiều con trâu của ông Mậu hai con trâu đang ăn với nhau như bạn vì ngày nào hai con cũng ăn với nhau nên hai người giử cứ tưởng không có gì xảy ra đột nhiên hai con nạp nhau dử dội từ hai giờ chiều đến gần tối mới phân thắng bại thế là con trâu của ông Mậu thua hồi đó người bạn tôi giử trâu bị thua nó đi tìm và khóc nức nở tìm trâu về đến nhà gần 10giờ đêm rứa là ngày mai hai con chia tay nhau đi ăn riêng con nào cũng bứt cỏ đầy và cho đi ăn kẹ hai bên dường ruộng để vổ béo nhảy cổ mờm đợi ngày phục thù.
Sau ngày hòa bình khi vào làm ăn tập thể HTX và đội SX trong làng vẫn còn nuôi trâu đực để có đủ sức kéo phục vụ cho viêc SX thỉnh thoảng vẫn còn trâu đánh nhau mà xem đến khi có khoán mới ra đời bà con mua máy cày thay trâu và chuyển nuôi trâu sinh sãn để bán thịt thì ít nhà nuôi trâu đực,hiện nay cả làng chỉ còn hai đến ba con trâu đực chủ yếu là để phối giống cho đàn trâu mẹ mà thôi ngược lại những nhà nuôi trâu nái sinh sãn phải nộp tiền cho những nhà có trâu đực như trả tiền thuê giống nên muốn xem trâu đánh cũng không có mà xem.Khác với miền Bắc như huyện Lập Thạch,Vỉnh Phúc,Hải Phòng...họ nuôi trâu đực vổ béo và chăm rất kỷ để đầu năm có phong trào đưa trâu đánh nhau để phục vụ bà con xem vào dịp tết nguyên đán hàng năm có nhiều cặp trâu đánh ngước nhau từ rất xa chạy nạp một phát là cả hai con đều lăn ra chết con nào thắng đưa về nuôi năm sau đem đến thi lại mà con nào chết họ đưa vên làm thịt chia nhau ăn,mổi lần nhớ đến trâu đánh là tôi ra mua một vài cái đỉa của các tỉnh phía Bắc nơi hội thi trâu đánh về xem thích lắm anh em ơi.
Mổi lần xem là cứ nhớ lại những năm từ 1960 đến 1986 ở quê miềng về mùa tháng 7 âm lịch là đến mùa trâu đánh mà không biết khi nào mới có lại được như xưa/

NGUYỄN VĂN HIỀN
*Hói là sông nhỏ dẫn thủy nhập điền từ sôg ô Lâu vào
*Ao nhà
   Email  
    


Cảm nhận:


1. Cảm nhận từ: cái vịnh [Bạn đọc] Email ·http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/18.12.11@09:02
Ba cháu cũng một thời chự trâu, ông cũng hay kể về chuyện trâu bạng, chuyện mùa đông rét mướt phải lặn xuống hói cắt cỏ cho trâu, chuyện khi cho trâu đạp lúa ông phải ngồi cầm thúng khi mô đuôi hắn cong lên hô "Trâu ẻ,trâu ẻ" thì nhanh tay đưa thúng hứng vào...Đọc được bài của bác, cháu rất thích nhất định sẻ kể lại cho ba cháu nghe! Làng cháu ngày xưa có một cồn đầu trâu, hàng ngày trẻ chăn trâu thường tụ tập vui chơi, hằng năm họ tổ chức cúng vua Đinh Bộ Lỉnh, và đánh nhau với trẻ chăn trâu làng An Thơ( sau 1975 đã không còn) có nhiều nét đẹp của làng quê đi vào ký ức của chúng ta không bao giờ phai nhạt,nó làm ta thêm yêu quê hương, yêu gia đình...Thế mà ngày nay nhiều nét đẹp ấy đã mai một,tiếc quá bác nhỉ!
Cháu đang nghiên cứu về tộc phả dòng tộc, nếu tiện bác có thể cho cháu xin một ít thông tin; Một số người làng Văn Quỷ làm dâu và rể tộc Lê Ngọc-Hưng Nhơn:
Bà nội cháu tên Nguyễn thị Chắt con ông Nguyễn Nộn
O ruột Lê Thị Luyến lấy ông Trần Bá Hưu sinh Trần Bá Hai.
Bác dâu Lê Thị Kê con ông Lê Đăng Bảng.
Thím họ Nguyễn Thị Cháu con ông Nguyễn Khánh Hồ.
Nếu có điều gì bất tiện xin bác lượng thứ bỏ quá.
Cảm ơn bác thật nhiều!
Lê Ngọc Quốc

2. Cảm nhận từ: Nguyễn Văn Hiền [Bạn đọc] Email18.12.11@09:29
Bác sẽ tìm hiểu về yêu cầu của cháu vài hôm nửa bác về quê vì bác ở đông hà đang đi làm nghề và sẽ sớm có thông tin để cháu làm tư liệu về gia phả nhé/

2-1. Phản hồi từ: Nguyễn Văn Hiền [Bạn đọc] Email23.12.11@18:26
Hiện nay có Nguyễn thị Chi con ông Nguyễn bá Khoa và bà Nguyễn thị Xuân
làm dâu nhà ông Lê Ngọc Thượng và bà Sáu chồng tên là Lê Ngọc Hiếu,
Lê thị Bê con ông Lê Thược đã chết và bà Nguyễn thị Lịch lấy chông ở làng văn Quỹ chồng là Nguyễn bá Vinh con ông Nguyễn bá Thỉ và bà Trần thị Thoại
Lê thị Trang con ông Thược và bà Nguyễn thị Lịch lấy chồng là Đổ bá Nông con ông Đổ bá Sỹ và bà Nguyễn thị Thỉ,Nguyễn thị Thanh con ông Nguyễn Khánh Chơn và Bà Trần thị Én về lấy chồng lê Ngọc Ái con ông lê Ngọc Chưởng và bà Nguyễn thị Gái.còn những người đã qua đời thì phải tìm hiểu kỉ hơn nên bác không biết`,`````````

3. Cảm nhận từ: cái vịnh [Bạn đọc] Email ·http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/18.12.11@12:58
Cảm ơn Bác nhiều!
Cháu cũng làm nghề xây dựng.Mong hồi âm-Cháu!

3-1. Phản hồi từ: Nguyễn Văn Hiền [Bạn đọc] Email31.12.11@18:49
trong trang của cháu có phân tích các dòng họ vào lập ra làng Vỉnh Hưng nguồn gốc từ câu hoan vào 1492 bác không có ý kiến nhưng họ nguyễn Đức và nguyễn Hửu đi theo chúa Nguyễn Hoàng (1558) nó lệch nhau trên 60 năm là không thuyết phục lắm,học dã Dương Văn An viết sách Ô châu Cận lục vào nam 1553 là đã có xã Vỉnh Hưng và Xã Văn Quỹ tài liệu của xã VQ(1475)như vậy hai xã nầy đã được quý ngài khai canh và khai khẩn ổn định ra 2 làng và đã được công nhận rồi thì lẽ nào lại dòng họ Nguyễn Hửu và Nguyễn Đức vào sau khi đã có xã VH như vậy các anh công nhận là hai họ vào sau hơn 60 năm ? Theo tôi thì các làng xã lân cận trong vùng từ Câu nhi trở về và từ Mỹ xuyên trở xuống tận thanh hương là quý Ngài từ phía Bắc vào giửa thế kỷ 15 là đúng không nghi ngờ gì nửa. còn chử Kẻ phân tích như kẻ noi kẻ bàng kẻ chợ...của các tỉnh phía Bắc.xuất xứ như thế nào chúng ta cần tìm hiểu thêm vì chử kẻ là tên của họ đạo thiên chúa giáo ở phía đàng trong là rất có lý,Vài lời nhận xét trên đây rất mong anh em bạn bè gần xa tham khảo và cho ý kiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét