Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

LUÔN NHỚ ĐẾN CHA MẸ














ĐỜI NÀY TA CÒN GẶP BỐ MẸ BAO NHIÊU LẦN ?

Đêm qua, tắt TV xong lên giường nằm đọc sách nhưng chẳng vào. Bật điện thoại nghe FM, tình cờ nghe được một câu chuyện khiến ta giật mình tự hỏi: Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần nữa?

Có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp!

Chủ đề mà chương trình phát thanh đưa ra trò chuyện cùng thính giả xoay quanh câu chuyện của một chàng trai từ miền quê tới thành phố xa xôi lập nghiệp. Sau khi học xong, anh ở lại thành phố và bắt đầu đi làm. Rồi thời gian trôi đi; 5 năm liền anh không về quê thăm bố mẹ được một lần.

Mới đây, anh đón được bố mẹ mình đến sống cùng mình ở thành phố thì không lâu sau, người mẹ được phát hiện là bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ, thời gian cho mẹ anh chỉ còn khoảng 1 năm, và khoảng thời gian đó đang từ từ ngắn lại khi mỗi ngày trôi qua…

Giờ đây, ngoài lúc đi làm, anh dành tất cả thời gian còn lại để ở bên mẹ mình. Anh nhớ lại tất cả những gì mà bố mẹ đã dành cho anh từ thuở ấu thơ và nhận ra rằng mình thật có lỗi với bố mẹ. Lúc này, anh mới thấy được sự quý giá của những khoảnh khắc được ở bên bố mẹ mình.

Nghe câu chuyện lại thấy giống với cuộc sống đang diễn ra! Đời này ta sẽ còn được gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần? Chàng trai kia cũng sẽ giống như đa số chúng ta. Nếu như mẹ anh không lâm bệnh nặng, cuộc sống cứ đều đều trôi qua thì anh cũng chẳng thể nào nhận ra được những gì quý giá đang dần rời bỏ mình.

Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Mỗi người đều mải lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của mình: Bàn chuyện làm ăn, tìm kiếm cơ hội, quan hệ xã hội, thù tiếp khách khứa bạn bè, rồi học thêm cái này cái kia… Nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.

Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để giành cho bố mẹ mình không? Có phải như thế thật không nhỉ?

Nhớ có lần bạn tôi cũng đã hỏi: “Mỗi năm anh về thăm bố mẹ được mấy lần?”. Nhưng lúc đó tôi cũng không để tâm, chỉ trả lời là “hai, ba lần gì đó” rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa. Mới đây thôi, ngồi trò chuyện cùng anh giám đốc công ty, anh ấy bảo “các cụ cứ thích tất cả các con ở loanh quanh đâu đấy không xa nhà mình để khi muốn là gặp được ngay mới thoả”. Tôi nghe xong cũng cười đồng ý rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa.

Lúc trước tôi chẳng hiểu sao cứ mỗi dịp có một trong 3 anh em về thăm nhà là y như rằng, mẹ tôi lại hỏi sao cả mấy đứa không cùng về, hay là “chúng nó bận việc không về được à?”. Tôi chỉ cười mẹ tôi sao hay “thắc mắc” vậy, rồi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nữa…

Còn bây giờ thì tôi cũng đang nghĩ:

... Đời này mình còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?

ĐỜI NÀY TA CÒN GẶP BỐ MẸ BAO NHIÊU LẦN ?
Đêm qua, tắt TV xong lên giường nằm đọc sách nhưng chẳng vào. Bật điện thoại nghe FM, tình cờ nghe được một câu chuyện khiến ta giật mình tự hỏi: Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần nữa?
Có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp!
Chủ đề mà chương trình phát thanh đưa ra trò chuyện cùng thính giả xoay quanh câu chuyện của một chàng trai từ miền quê tới thành phố xa xôi lập nghiệp. Sau khi học xong, anh ở lại thành phố và bắt đầu đi làm. Rồi thời gian trôi đi; 5 năm liền anh không về quê thăm bố mẹ được một lần.
Mới đây, anh đón được bố mẹ mình đến sống cùng mình ở thành phố thì không lâu sau, người mẹ được phát hiện là bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ, thời gian cho mẹ anh chỉ còn khoảng 1 năm, và khoảng thời gian đó đang từ từ ngắn lại khi mỗi ngày trôi qua…
Giờ đây, ngoài lúc đi làm, anh dành tất cả thời gian còn lại để ở bên mẹ mình. Anh nhớ lại tất cả những gì mà bố mẹ đã dành cho anh từ thuở ấu thơ và nhận ra rằng mình thật có lỗi với bố mẹ. Lúc này, anh mới thấy được sự quý giá của những khoảnh khắc được ở bên bố mẹ mình.
Nghe câu chuyện lại thấy giống với cuộc sống đang diễn ra! Đời này ta sẽ còn được gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần? Chàng trai kia cũng sẽ giống như đa số chúng ta. Nếu như mẹ anh không lâm bệnh nặng, cuộc sống cứ đều đều trôi qua thì anh cũng chẳng thể nào nhận ra được những gì quý giá đang dần rời bỏ mình.
Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Mỗi người đều mải lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của mình: Bàn chuyện làm ăn, tìm kiếm cơ hội, quan hệ xã hội, thù tiếp khách khứa bạn bè, rồi học thêm cái này cái kia… Nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.
Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để giành cho bố mẹ mình không? Có phải như thế thật không nhỉ?
Nhớ có lần bạn tôi cũng đã hỏi: “Mỗi năm anh về thăm bố mẹ được mấy lần?”. Nhưng lúc đó tôi cũng không để tâm, chỉ trả lời là “hai, ba lần gì đó” rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa. Mới đây thôi, ngồi trò chuyện cùng anh giám đốc công ty, anh ấy bảo “các cụ cứ thích tất cả các con ở loanh quanh đâu đấy không xa nhà mình để khi muốn là gặp được ngay mới thoả”. Tôi nghe xong cũng cười đồng ý rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa.
Lúc trước tôi chẳng hiểu sao cứ mỗi dịp có một trong 3 anh em về thăm nhà là y như rằng, mẹ tôi lại hỏi sao cả mấy đứa không cùng về, hay là “chúng nó bận việc không về được à?”. Tôi chỉ cười mẹ tôi sao hay “thắc mắc” vậy, rồi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nữa…
Còn bây giờ thì tôi cũng đang nghĩ:
... Đời này mình còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?


NHÂN QUÃ LUÂN HỒI



GƯƠNG NHÂN QUẢ: SÁT HẠI ĂN THỊT BA BA – MẤT MẠNG CẢ GIA ĐÌNH
Ở Thượng Hải, có nhà triệu phú họ Bành, một doanh thương cự phú ở đô thị. Ông nghiên cứu được món ăn rất hấp dẫn, mệnh danh là món “quán miết giáp” (rót nước vào mai ba ba). Ông chế một chiếc nồi đất, trên vung có đục một lỗ nhỏ vừa bằng đầu con ba ba chui lọt. Rồi cho ba ba vào nồi nước đem đặt lên bếp đun. Dĩ nhiên, một lúc sau nước nóng ba ba chịu không nổi phải tìm lối thoát và nó chỉ còn một cách duy nhất là cho cổ chui ra khỏi lỗ vung nồi, nhưng thân mình thì đâu dễ gì thoát khỏi. Nước càng nóng ba ba chỉ còn biết hả miệng chờ chết, thế là nhà cự phú họ Bành đàng hoàng ngồi đổ gia vị vào miệng ba ba (dầu, húng lìu, mỡ, thịt băm nhỏ) rồi bịt kín nồi hầm nhừ thành một món ăn mà họ Bành cho là “dzách lầu” ở trên thế gian này… Họ Bành thường ăn như vậy và thường làm cả trăm con một lúc để đãi khách.
Thế nhưng “ác giả thì ác báo”. Một hôm nhà họ Bành xảy ra hỏa hoạn, lúc ấy họ Bành đang say sưa trong giấc mộng sau một đại tiệc toàn là món miết giáp. Khi phát hiện ra hỏa hoạn, họ Bành tỉnh giấc thì đã muộn, lửa cháy chung quanh, luống cuống, họ Bành tìm không ra chìa khóa cửa. Vì là cự phú nên ông rất sợ bị bắt cóc và trộm cướp cho nên lúc nào cũng ở trong phòng kiên cố trên lầu, cửa sắt bao bọc vững chắc. Lửa cháy tứ tung kéo đến gần kề. Cùng đường họ Bành thấy còn một lối thoát duy nhất là chiếc cửa sổ, ông liền chui đầu qua song sắt, nhưng khốn nỗi thân mình to béo với cái bụng nước lèo không thể lọt qua. Lúc ấy xe cứu hỏa tới, vì đầy khói nên không thấy họ Bành, cứ phun nước vào mặt mũi làm ông chết ngạt, đồng thời trong phòng lửa cháy dần dần thui sống ông trong thật thê thảm. Nhìn cảnh ấy ai cũng liên tưởng tới món miết giáp của ông. Trước kia ông hành hạ những con ba ba vô tội hết sức tàn ác, thì bây giờ ông cũng bị chết trong trường hợp y hệt như những con ba ba nạn nhân của ông. Thật là luật nhân quả có vay có trả, lúc nào cũng cân xứng.
Qua câu chuyện trên ta thấy, lúc thọ hưởng và thỏa mãn khẩu vị trên những đau khổ, quằn quại, rên xiết của động vật khác, ta tưởng là thú lắm, sung sướng lắm, bổ béo lắm. Nhưng khi chính ta lâm vào hoàn cảnh ấy ta mới thông cảm được thế nào là nước sôi lửa đốt. Chừng đó ta có oán hận ngọn lửa tàn ác kia sao lại dã man “thui” mình không một chút thương tiếc như thế, nó vẫn cứ mặc nhiên thiêu đốt, giống như họ Bành “rung đùi” lạnh lùng thản nhiên ngồi nhìn con ba ba thò đầu trong nồi nước sôi kia vậy. Quả là trước công lý mọi chúng sinh đều bình đẳng.“Khi ác nghiệp chưa thành thục người ngu tưởng như đường mật, nhưng khi ác nghiệp đã thành thục họ nhất định chịu khổ đắng cay” (Kinh Pháp Cú)
Sát sinh có rất nhiều hình thức, nói chung thì hình thức nào cũng dẫn đến quả báo. Tùy theo hành động thô bạo hay tế nhị, cố sát hay ngộ sát mà có sự nặng nhẹ khác nhau. Tổ Quy Sơn dạy: “Giả sử bá thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hườn tự thọ”. Nghĩa là dầu trải trăm nghìn kiếp, nghiệp tạo rồi chẳng mất, khi nhân duyên đầy đủ, quả báo trở lại mình. Thế nên, tất cả mọi hành động nơi thân khẩu ý phải e dè thận trọng, tránh gây nhân bất thiện. Bởi vì, một khi hạt giống đã gieo xuống đất không sớm thì muộn, lúc nhân duyên đầy đủ nó liền nảy mầm đâm chồi.
(Trích từ tác phẩm: Tu Nhà – Thượng Tọa Thích Chân Tính)
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI, MỘT MẢY LÔNG BỤI TRẦN CŨNG KHÔNG THOÁT. NGHIỆP THIỆN ÁC LUÔN THEO TA NHƯ BÓNG THEO HÌNH.
VẬY VÌ SAO CHÚNG TA KHÔNG NGHĨ ĐẾN ĐIỀU TỐT, NÓI ĐIỀU TỐT VÀ LÀM ĐIỀU TỐT CHỨ?
XIN HÃY THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

LỄ TANG CHỊ NGÔ THỊ BÚP XÓM THÁI HÒA LÀNG VĂN QUỸ








CÁC CỤ HỘI VIÊN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN DỰ LỄ VĨNH BIỆT

ĐẠI DIỆN HỘI NGƯỜI CAO TUỔI ĐỌC LỜI VĨNH BIỆT
ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH ĐỌC LỜI CẢM TẠ 

ĐÁM TANG ANH NGUYỄN VĂN HÒA



LỄ ĐỘNG QUAN










ĐẠI DIỆN HỘI NGƯỜI CAO TUỔI ĐỌC LỜI VĨNH BIỆT

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

KÝ ỨC MỘT THỜI ĐÁNG NH Ớ

KÝ ỨC MỘT THI ĐÁNG NH
 Năm 1958 tôi theo học cấp một tại trường làng, thời gian nầy ở xã Hải Văn củ thời Ngô Đình Diệm riêng làng Câu Nhi thuộc xã Hải Nhi đã có trường công lập.Giáo Xứ họ Kẻ Văn mở một ngôi trường cũng rất bề thế vào thời bấy giờ vào khoảng đầu thập niên 50 của th ế kỹ trưc lúc tôi lớn lên đã có trường rồi dạy cho học sinh ba làng, làng Văn Quỹ và làng Văn Trị thuộc khu vực xã Hải Văn, Làng Hưng Nhơn thuộc xã Hải Kinh nay là Hải Hòa và có một số Học sinh làng Hòa Viện thuộc xã Phong Bình tỉnh Thừa Thiên.
Nhớ lại những năm theo học ở trường Mẫu Tâm phải theo nghi thc của nhà trường buổi sáng đầu giờ học sinh phải vào nhà thờ đọc kinh xong mới vào học, mổi ngày học hai buổi đến chiều vào làm lễ khi tan trường cứ đều đặn như thế .Giáo án của ban giám hiệu về việc dạy học sinh được áp dụng rất nghiêm các học sinh nghỉ học nhiều,nhác học điểm thấp đều bị phạt rất nhiều hình thức,buổi sáng đầu tuần chào cờ xong phải quỳ giửa sân dưới đầu gối có miếng xơ mít nên rất đau không được ngồi, lười học cuối tuần phải đeo sau lưng hai chử Nhác Học lúc về nhà và sáng mai phải đeo sau lưng về trình diện tại trường để các Chị kiểm tra ,nhờ những kỷ luật như vậy nên học sinh không dám chơi bời lêu lổng và thành quả của sự học tập rất tốt,trong nhà trường Chị hiệu trưởng c một học sinh viết chđẹp phụ đạo viết trên bảng cho học sinh viết theo lúc đó tôi còn nh anh Đ Bá Chính là người vừa lp trưởng vừa kiêm luôn công việc nầy.
Về trang phục có đâu được như ngày nay áo quần Mẹ sắm cho được một bộ quần xanh áo trắng khi chào cờ đầu tuần còn bình thường đi học thì bận áo quần rất sơ sài thậm chí không có dép nửa đi chân đất năm nầy qua năm khác,vở học chỉ vài cuốn để viết chính tả và làm bài kiểm tra chủ yếu là phải thuộc tất cả các bài đã được học qua,cặp đựng sách vdùng bao đệm của người dân làng Phò Trạch đan bán có người không có phải kẹp sách vở mang theo thôi,tôi còn nh hồi đó học xong lp v lòng rồi được theo học t lp,ba,tư,năm,nhì,nhất ( năm cui cấp là lp nhất)
Năm nào các Chị cũng t chc cho các học sinh lp nhất tc là năm cuối đi thi tại trường công lập tại xã Hải thọ thuộc trung tâm huyện lỵ Hải Lăng cùng  thi với học sinh các trường công lập trong toàn huyện,Năm nào học sinh của trường cũng đ rất cao có năm 100% học sinh thi đậu chúng ta mới thấy giáo án của nhà trường giảng dạy rất chuẩn theo kế hoạch của Ty Giáo Dục t ỉnh Quảng Trị.Thi xong Những học sinh đã tốt nghiệp cấp được các chị t chc cho đi tham quan ở Biển mỹ thũy tối lên ở lại nhà th Hội yên nơi LM:Đ Bá Ái người quê giáo x Kẻ Văn quản nhiệm ở lại một đêm ngày mai các chị cho đi viếng nhà th La Vang đến chiều có xe đưa học sinh v lại trường Mẫu Tâm, sau khi t ốt nghiệp xong anh em tùy theo điều kiện của gia đình, có người qua học trường ưu Điềm bên kia sông có người được vào các trường ở Huế theo học cấp trung học có người không có điều kiện ở nhà giúp gia đình.
Ngôi trường Mẩu Tâm làng Văn Quỹ đã gắn kết với lứa tuổi của chúng tôi từ khi còn trẻ nhưng rất tiếc là ngôi trường chỉ còn trong hoài niệm mà thôi,đến khi chiến tranh xẩy ra ngôi trường đã bị san bằng chỉ còn là những đống gạch vụn không có một tấm hình nào để giử cho đến bây giờ kể cả Giáo xứ Kẻ Văn cũng không có.
Đến khi chiến tranh xẩy ra trong giai đoạn từ 1965 đến 1968 ngôi trường đã bị san bằng .Nh lại những c một thời ở tại quê hương hôm nay người trường Mẫu Tâm của Giáo xứ Kẻ Văn không còn nửa lứa tuổi như đàn anh học trưc và như chúng tôi không lúc nào quên được mái trường thân yêu nầy./.

Nguyễn Văn Hiền viết nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

THƯƠNG TIẾC BÁC NGUYỄN ĐỨC XANH


Văn Hiền Nguyễn đã thêm 6 ảnh mới.
Sau mấy tháng căn bệnh hiểm nghèo ập đến,gia đình đã hết lòng cứu chữa nhưng do bệnh tình quá nặng không qua khỏi bác Nguyễn Đức Xanh quê làng Văn Trị xã Hải Tân huyện Hài Lăng tỉnh Q.Trí đã qua đời ở tuổi 68,hôm nay Bốn Tộc đến viếng và chia buồn với gia đình, ngày hôm nay vào lúc 11h lễ An Tang tại nghĩa trang quê nhà nguyện cầu hương linh của Bác sớm đc Siêu Thoát về nơi cõi Đ Phật ADiDa.,.
  • Bạn thích điều này.
  • Văn Hiền Nguyễn