KÝ ỨC MỘT THỜI ĐÁNG NHỚ
Năm 1958 tôi theo học cấp một tại trường làng,
thời gian nầy ở xã Hải Văn củ thời
Ngô Đình Diệm riêng làng Câu Nhi thuộc xã Hải Nhi đã có trường công lập.Giáo Xứ
họ Kẻ Văn mở một ngôi trường cũng rất bề thế vào thời bấy giờ vào khoảng đầu thập niên 50 của th ế kỹ trước lúc tôi lớn lên đã có trường rồi dạy cho học
sinh ba làng, làng Văn Quỹ và làng Văn Trị thuộc khu vực xã Hải Văn, Làng Hưng
Nhơn thuộc xã Hải Kinh nay là Hải Hòa và có một số Học sinh làng Hòa Viện thuộc
xã Phong Bình tỉnh Thừa Thiên.
Nhớ lại những năm theo học ở trường Mẫu Tâm phải
theo nghi thức của nhà
trường buổi sáng đầu giờ học sinh phải vào nhà thờ đọc kinh xong mới vào học, mổi
ngày học hai buổi đến chiều vào làm lễ khi tan trường cứ đều đặn như thế .Giáo án
của ban giám hiệu về việc dạy học sinh được áp dụng rất nghiêm các học sinh nghỉ
học nhiều,nhác học điểm thấp đều bị phạt rất nhiều hình thức,buổi sáng đầu tuần chào cờ xong phải quỳ giửa sân dưới đầu gối có miếng xơ
mít nên rất đau không được ngồi, lười học cuối tuần phải đeo sau lưng hai chử
Nhác Học lúc về nhà và sáng mai phải đeo sau lưng về trình diện tại trường để các
Chị kiểm tra ,nhờ những kỷ luật như vậy nên học sinh không dám chơi bời lêu lổng
và thành quả của sự học tập rất tốt,trong nhà trường Chị hiệu trưởng cử một học sinh viết chử đẹp phụ đạo viết trên bảng cho học sinh viết theo lúc đó tôi còn nhớ anh Đổ Bá Chính là người vừa lớp trưởng vừa kiêm luôn công việc nầy.
Về trang phục
có đâu được như ngày nay áo quần Mẹ sắm cho được một bộ quần xanh áo trắng khi chào cờ đầu tuần còn bình
thường đi học thì bận áo quần rất sơ sài thậm chí không có dép nửa đi chân đất
năm nầy qua năm khác,vở học chỉ vài cuốn để viết chính tả và làm bài kiểm tra
chủ yếu là phải
thuộc tất cả các bài đã được học qua,cặp đựng sách vỡ dùng bao đệm của người dân làng
Phò Trạch đan bán có người không có phải kẹp sách vở mang theo thôi,tôi còn nhớ hồi đó học xong lớp vỡ lòng rồi được theo học từ lớp,ba,tư,năm,nhì,nhất ( năm cuối cấp là lớp nhất)
Năm nào các
Chị cũng tổ chức cho các học sinh lớp nhất tức là năm cuối đi thi tại trường công lập tại xã
Hải thọ thuộc trung tâm
huyện lỵ Hải Lăng
cùng thi với học sinh các trường công lập trong toàn huyện,Năm nào học sinh của trường cũng đổ rất cao có năm 100% học sinh thi đậu chúng ta mới thấy giáo án của nhà trường giảng dạy rất chuẩn theo kế hoạch của
Ty Giáo Dục t ỉnh Quảng Trị.Thi xong Những học sinh đã tốt nghiệp cấp được các chị tổ chức cho đi tham quan ở Biển mỹ thũy tối lên
ở lại nhà thờ Hội yên nơi LM:Đổ Bá Ái người quê giáo x ứ Kẻ Văn quản nhiệm ở lại một đêm ngày mai các chị cho đi
viếng nhà thờ La Vang đến chiều có xe đưa học sinh về lại trường Mẫu Tâm, sau khi t ốt nghiệp xong anh em tùy theo điều kiện của
gia đình, có người qua học trường ưu Điềm bên kia sông có người được vào các trường
ở Huế theo học cấp trung học có người không có điều
kiện ở nhà giúp gia
đình.
Ngôi trường
Mẩu Tâm làng Văn Quỹ đã gắn kết với lứa tuổi của chúng tôi từ khi còn trẻ nhưng
rất tiếc là ngôi trường chỉ còn trong hoài niệm mà thôi,đến khi chiến tranh xẩy ra ngôi trường đã bị san bằng chỉ còn là những đống gạch vụn không có một tấm hình nào để giử cho đến bây giờ kể cả Giáo xứ
Kẻ Văn cũng không có.
Đến khi chiến tranh xẩy ra trong giai đoạn từ 1965 đến 1968 ngôi trường đã bị san bằng .Nhớ lại những ký ức một thời ở tại quê hương hôm nay người trường Mẫu Tâm của Giáo xứ Kẻ Văn không
còn nửa lứa tuổi như đàn anh học trước và như chúng tôi không lúc nào quên được mái trường thân yêu nầy./.
Nguyễn Văn Hiền viết nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam
Nguyễn Văn Hiền viết nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam
Đọc bài viết rất hay, cảm thấy kỷ niệm ngày thơ ấu ùa về trong ký ức. cảm ơn anh Hiền.
Trả lờiXóaĐọc bài viết rất hay, cảm thấy kỷ niệm ngày thơ ấu ùa về trong ký ức. cảm ơn anh Hiền.
Trả lờiXóa