LÀNG NÓN
Mười sáu vành trăng em mười sáu
Tiếng cười làng nón khuyết vào đâu
Thăm làng mấy bữa muôn đời nhớ
Ai để bài thơ nắng lợp đầu !
Tiếng cười làng nón khuyết vào đâu
Thăm làng mấy bữa muôn đời nhớ
Ai để bài thơ nắng lợp đầu !
"Nhà thơ Võ Văn Hoa viết về nghề chằm nón lá làng Văn Quỹ"
Làng Văn Quỹ và nét đẹp văn hóa của nghề nón láLà người Việt Nam, không ai trong đời không một lần nhìn thấy gương mặt của bà, của mẹ, của chị, của em, của người con gái mình thương trong vành nón.Những chiếc nón từ lúc trắng tinh màu lá cho đến khi ngả màu thời gian bao đời nay đã là hình ảnh quen thuộc, thân thiết trong cuộc sống và tâm hồn quê hương. Một hôm nào đó được sống trong bầu không khí nơi làng quê hiền lành có nhịp đẩy thoăn thoắt của mũi kim trên lớp lá nón trắng óng, bất chợt bâng khuâng nhận ra có một phần văn hóa của dân tộc không ngừng sinh tỏa trên từng vành nón đơn sơ, mộc mạc của quê nhà.
Làng Văn Quỹ ở xã Hải Tân của huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị là một trong những ngôi làng có làn không khí óng ánh bụi
nước trên đồng ruộng, trên những nếp nhà bình lặng, có những người phụ
nữ giản dị mà rất đỗi khéo léo và cần mẫn cứ mải mê làm nón sau những
giờ trồng lúa, trồng khoai, nấu nướng, chăn lợn, nuôi gà.
Ở Văn Quỹ, nghề làm nón lá xuất hiện từ hơn bốn trăm năm trước, khi ở hai bên bờ của dòng Ô Lâu con người vừa vung những nhát cuốc lật bãi đất bồi để gieo trồng cuộc sống, dựng nhà, mở lối, làm nên làng mạc. Theo nhịp khoan nhặt của vó câu thời gian, từ những ngày chằm một vài chiếc nón để che nắng che mưa khi làm ruộng, đi thuyền, ra chợ đến lúc nón của làng vào Nam ra Bắc, người Văn Quỹ đã góp tên làng mình vào thư mục nghề nón của nước Nam.
Cũng như bao chiếc nón khác trên mọi miền của đất nước trăm mến ngàn yêu của chúng ta, nón lá Văn Quỹ không cầu kỳ, phức tạp mà vẫn có thể khiến lòng người xao xuyến mỗi khi cầm nón trên tay, đội nón lên đầu hoặc nhìn ngắm nón theo ai đi, về trong mỗi sớm mỗi chiều. Đặc điểm chung rất đỗi thường tình ấy của chiếc nón lá đã hơn một lần neo vào thi ca vẻ đẹp đoan trang, dịu dàng của người con gái như trong câu thơ tràn ngập cảm xúc băn khoăn ý nhị của chàng trai là thi nhân: -“Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.
Ở Văn Quỹ, nghề làm nón lá xuất hiện từ hơn bốn trăm năm trước, khi ở hai bên bờ của dòng Ô Lâu con người vừa vung những nhát cuốc lật bãi đất bồi để gieo trồng cuộc sống, dựng nhà, mở lối, làm nên làng mạc. Theo nhịp khoan nhặt của vó câu thời gian, từ những ngày chằm một vài chiếc nón để che nắng che mưa khi làm ruộng, đi thuyền, ra chợ đến lúc nón của làng vào Nam ra Bắc, người Văn Quỹ đã góp tên làng mình vào thư mục nghề nón của nước Nam.
Cũng như bao chiếc nón khác trên mọi miền của đất nước trăm mến ngàn yêu của chúng ta, nón lá Văn Quỹ không cầu kỳ, phức tạp mà vẫn có thể khiến lòng người xao xuyến mỗi khi cầm nón trên tay, đội nón lên đầu hoặc nhìn ngắm nón theo ai đi, về trong mỗi sớm mỗi chiều. Đặc điểm chung rất đỗi thường tình ấy của chiếc nón lá đã hơn một lần neo vào thi ca vẻ đẹp đoan trang, dịu dàng của người con gái như trong câu thơ tràn ngập cảm xúc băn khoăn ý nhị của chàng trai là thi nhân: -“Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.
Võ Văn Hoa
"Nhà Thơ Lê Đăng Mành viết về nghề chằm nón lá quê mình"
"Nhà Thơ Lê Đăng Mành viết về nghề chằm nón lá quê mình"
Cha uốn nắn vành vào kỹ cương(1)
Mạ
xây ấp ủ lá yêu thương
Xoay
tròn nón bước cùng non nước
Ruộng
rẫy nương cao mát lạ thường
Chiến
tranh ly loạn bóng vô thường
Lá
mác khuôn vành(2) biệt cố hương
Chăm
chút đường kim tìm chữ viết
“Tiến
lợi”(3)cho em tới học đường
Mười
sáu em tròn vành vạnh trăng
Qua
sông bến lạ có xa xăm !
Khuôn
kèo ngay thẳng vươn ôm đỉnh
Nguồn mạch trau nguyên ,dẫu đoạn trường!
Chiều
tóc mây vờn nghe tánh lãng…
Miền
thơ đồng vọng nỗi bâng khuâng
“Chằm
đôi cán gáo”(4) mau kịp chợ
Mười
sáu vành ơi ! phiên chợ làng(5)./.
Lê Đăng Mành
Kính tặng các Chị của Tôi và
nghề nón quê mình.!
(1)vành cuối của khuôn chằm nón gọi là
vành cương
(2)vật dụng làm nón
(3)tiến lợi bằng mung(lồ ô) dùng để
nức(kết)giữ phần
Cuối của nón còn làm cho nón đẹp thêm.
(4)chằm (thêu,may)chung 2 người mà đường kim rất sưa
để kịp đi chợ.
(4)chằm (thêu,may)chung 2 người mà đường kim rất sưa
để kịp đi chợ.
Nhà Văn Nguyễn Bội Nhiên viết về Nghề chằm nón lá Làng Văn Quỹ
Nguyễn Văn Hiền
Nón lá Văn Quỹ
Chỉ bằng cái với tay là những người phụ nữ ở Văn Quỹ chạm vào lá, vào khuôn, vào vành và với vài người ngồi bên nhau trong mái hiên hoặc gian nhà nhỏ mà ủi lá, bắt vành, xây lớp, xâu kim, nứt vành là họ thành một nhóm chằm nón suốt mùa này qua mùa khác. Phụ nữ Văn Quỹ thường hát, hò đối đáp với nhau mỗi khi chằm nón. Và sức hấp dẫn ấy dường như lôi cuốn những cô bé mười hai, mười ba tuổi về với những vành lá, mũi kim chằm nón sau giờ học ở trường...
Đã từ rất lâu rồi, nón lá Văn Quỹ làm khô ráo và dịu mát bao mái đầu của người thân trên quê nhà, đã hoà vào sức lan xa của nón Huế mà vào ra Sài Gòn, Nha Trang, Hải Phòng, Hà Nội,... góp phần để dòng chảy bất diệt của nón lá Việt Nam mãi mãi là một trong những cội nguồn và biểu tượng của vẻ đẹp dân tộc.
Nguyễn Bội Nhiên
Làng
Văn Quỹ ở xã Hải Tân của huyện Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị có nhiều
phụ nữ khéo léo và cần mẫn làm nón những lúc nông nhàn. Nghề làm nón lá
Văn Quỹ xuất hiện từ hơn bốn trăm năm trước ở hai bên bờ của dòng Ô
Lâu. Từ lúc chỉ chằm một vài chiếc nón để che nắng che mưa khi làm
ruộng, đi thuyền đến nay nón của làng đã vào Nam ra Bắc. Và Văn Quỹ đã
góp tên mình vào thư mục nghề nón của nước Nam.
Chị em Văn Quỹ đang chằm nón
Cũng như bao chiếc nón khác trên mọi miền của đất nước, nón lá Văn Quỹ không cầu kỳ, phức tạp mà vẫn có thể khiến lòng người xao xuyến. ĩi thật phẳng những tàu lá dừa miền Nam, những đọt lá kè của núi rừng miền Trung, vót mung và chuốt vành từ những thân lồ ô mảnh khảnh, luồn kim từng sợi gấc mỏng mảnh thật dài; chằm hết vành nón này đến vành nón khác và cho đến khi hoàn tất mũi gấc nứt vành cuối cùng là những người phụ nữ của làng Văn Quỹ lần nữa làm dày thêm nét đẹp cuộc đời. Nhìn dáng điệu miệt mài của những người phụ nữ ở Văn Quỹ, sẽ hiểu tại sao nghề làm nón đã được truyền đời từ rất lâu ở miền quê dân dã này. Nón đẹp và nón bền là mục đích của họ từ khi biết xếp từng nuột lá lên khuôn, chọn sợi gấc và gửi vào từng nuột kim ước vọng vươn tới cái đẹp, cái có ích trong cuộc đời. Nghề nón ở Văn Quỹ còn có những người đàn ông làm những chiếc khuôn nón bầu liêu hay nhọn, sâu hay cạn, mười bốn hay mười sáu hoặc mười tám vành thật đẹp có độ bền thường được tính bằng tuổi nghề làm nón của một phụ nữ. Còn nữa ở Văn Quỹ một nếp cũ của nghề nón mang ý nghĩa truyền đời là khi người con gái lấy chồng, trong của hồi môn luôn có chiếc khuôn nón. Người con gái đem chiếc khuôn nón ấy theo về nhà chồng như một tặng phẩm của làng quê ruột thịt, để cô làm nón cho gia đình chồng hoặc gây dựng một làng nón mới. Rồi khi con gái của cô lớn khôn, cô sẽ sắm cho con gái của mình một chiếc khuôn nón.
Cũng như bao chiếc nón khác trên mọi miền của đất nước, nón lá Văn Quỹ không cầu kỳ, phức tạp mà vẫn có thể khiến lòng người xao xuyến. ĩi thật phẳng những tàu lá dừa miền Nam, những đọt lá kè của núi rừng miền Trung, vót mung và chuốt vành từ những thân lồ ô mảnh khảnh, luồn kim từng sợi gấc mỏng mảnh thật dài; chằm hết vành nón này đến vành nón khác và cho đến khi hoàn tất mũi gấc nứt vành cuối cùng là những người phụ nữ của làng Văn Quỹ lần nữa làm dày thêm nét đẹp cuộc đời. Nhìn dáng điệu miệt mài của những người phụ nữ ở Văn Quỹ, sẽ hiểu tại sao nghề làm nón đã được truyền đời từ rất lâu ở miền quê dân dã này. Nón đẹp và nón bền là mục đích của họ từ khi biết xếp từng nuột lá lên khuôn, chọn sợi gấc và gửi vào từng nuột kim ước vọng vươn tới cái đẹp, cái có ích trong cuộc đời. Nghề nón ở Văn Quỹ còn có những người đàn ông làm những chiếc khuôn nón bầu liêu hay nhọn, sâu hay cạn, mười bốn hay mười sáu hoặc mười tám vành thật đẹp có độ bền thường được tính bằng tuổi nghề làm nón của một phụ nữ. Còn nữa ở Văn Quỹ một nếp cũ của nghề nón mang ý nghĩa truyền đời là khi người con gái lấy chồng, trong của hồi môn luôn có chiếc khuôn nón. Người con gái đem chiếc khuôn nón ấy theo về nhà chồng như một tặng phẩm của làng quê ruột thịt, để cô làm nón cho gia đình chồng hoặc gây dựng một làng nón mới. Rồi khi con gái của cô lớn khôn, cô sẽ sắm cho con gái của mình một chiếc khuôn nón.
Chỉ bằng cái với tay là những người phụ nữ ở Văn Quỹ chạm vào lá, vào khuôn, vào vành và với vài người ngồi bên nhau trong mái hiên hoặc gian nhà nhỏ mà ủi lá, bắt vành, xây lớp, xâu kim, nứt vành là họ thành một nhóm chằm nón suốt mùa này qua mùa khác. Phụ nữ Văn Quỹ thường hát, hò đối đáp với nhau mỗi khi chằm nón. Và sức hấp dẫn ấy dường như lôi cuốn những cô bé mười hai, mười ba tuổi về với những vành lá, mũi kim chằm nón sau giờ học ở trường...
Đã từ rất lâu rồi, nón lá Văn Quỹ làm khô ráo và dịu mát bao mái đầu của người thân trên quê nhà, đã hoà vào sức lan xa của nón Huế mà vào ra Sài Gòn, Nha Trang, Hải Phòng, Hà Nội,... góp phần để dòng chảy bất diệt của nón lá Việt Nam mãi mãi là một trong những cội nguồn và biểu tượng của vẻ đẹp dân tộc.
Nguyễn Bội Nhiên
NGHỀ TRUYỀN THỐNG NÓN LÁ VÀ HÀNG THÊU REN XUẤT KHẨU
Nghề truyền thống và lâu đời
nhất từ khi lập làng của quê tôi là nghề chằm nón lá,nón được đưa đi
khắp trong Tỉnh Quảng Trị từ chợ huyện(chợ Vĩnh Linh) chợ Cầu Gio
Linh,chợ Sòng,chợ Phiên thuộc huyện Cam Lộ,chợ Sải thuộc huyện Triệu
Phong,Chợ Kẻ Diên Xã Hải Thọ,chợ Mỹ Chánh xã Hải Chánh và gần nhất là
chợ Phù và chợ Ưu Điềm đã được người dân trong vùng rất ưa chuộng,nón lá
dày để đội đi lao động nón lá mõng dùng để đội đi những việc làm nhẹ
nhàng đi ăn đám giổ đám cưới....Nghề nầy hiện nay đang phát triển được UBND tỉnh Quảng Trị đã công nhận là làng nghề truyền thống lâu đời của làng.
Nón lá hiện nay cũng được đổi mới thêm lá dừa trông rất trắng và đẹp được bà con trong
làng ngoài làng đưa đi làm quà khắp nơi từ nam chí bắc.
Vào năm 2000 HTX mở thêm
ngành nghề đưa một số chị em đi học kỷ thuật thêu sau một thời gian ngắn
về tổ chức mở lớp dạy lại cho chị em có nhu cầu học tùy theo điều kiện
và sức khỏe mà tham gia học để phát triển và tăng thu nhập cho gia đình.
Một việc làm mới được bà con trong
làng rất ủng hộ sự năng động của ban quản trị HTX đã biết đem về cho quê
hương thêm một nghề để những chị em thiếu sức lao động không có nghề
nghiệp tiếp thu học tập và phát huy sở trường của mình đem lại nguồn thu
cho gia đình và nguồn hàng xuât khẩu cho địa phương.
Hơn mười năm sản xuất hàng của chị em
làm ra rất hiệu quả đã được công ty Kinh Đô Huế Tổng Giám đốc là người
Hàn Quốc bao thầu đầu vào và đầu ra xuất đi Hàn Quốc nên không sợ ứ đọng
hàng làm ra bao nhiêu là được công ty thu mua hết lương bình quân của
chị em mổi tháng từ 1300000 đồng đến 1500000 đồng.Theo nhu cầu của thị trường ngoài công việc thêu thành phẩm xong chủ đầu tư đưa các loại cườm hạt trang trí vào nên sãn phẩm trông rất đẹp như các hình ở trên.
Mổi lần về quê đi ngang qua HTX nhìn vào là thấy khung dệt từ trong nhà ra đến tận ngoài hiên chị em say sưa thêu dệt mà mừng cho quê hương đổi mới và vững bước đi lên không thua kém gì ở các làng nghề khác./.
Mổi lần về quê đi ngang qua HTX nhìn vào là thấy khung dệt từ trong nhà ra đến tận ngoài hiên chị em say sưa thêu dệt mà mừng cho quê hương đổi mới và vững bước đi lên không thua kém gì ở các làng nghề khác./.
CHÀO EM CÔ GÁI KẺ VĂN
NGÀY XƯA DỆT NÓN NHƯ TẰM NHẢ TƠ
NGÀY NAY KHUNG CỬI THÀNH THƠ
DỆT THÀNH HOA BƯỚM ĐI TÂY ĐI TÀU
Nguyễn Văn Hiền
THÊU REN THÀNH PHẨM |
Nguyễn Văn Hiền
Tôi yêu chiếc nón lá
Trả lờiXóaĐơn sơ nhưng đẹp lạ
Giữa dòng đời hối hả
Nón lá vẫn kiêu sa ...