MỘT ĐỊA CHỈ HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945-1949 CỦA CÁC BẬC TIỀN
BỐI LÀNG VĂN QUỸ ĐÃ BỊ LÃNG QUÊN
NHÀ ÂM HỒN Ở ĐẦU LÀNG VĂN QUỸ
Người dân làng Văn Quỹ tuổi từ 70
trở lên ai ai cũng đều biết tại đìa chỉ nầy vào những năm kháng chiến Chống
Pháp từ khi CM cướp chính quyền năm 1945
thành công các Cụ CM lão thành chọn nơi đây làm chổ ẩn nấu để hoạt động CM
trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Tôi nghe các Cụ lớn tuổi kể khi
CM cướp chính quyền năm 1945 thành công các Cụ lão thành như cụ Nguyễn Khánh Khắc, Cụ Nguyễn Văn
Hưng,Cụ Nguyễn Văn Giáo, Nguyễn Văn Bình Cụ Nguyễn Khánh Kỉnh và một số cụ nửa
dương cao cờ Đỏ Sao Vàng mang về cắm trước Đình Làng Văn Quỹ ăn mừng chiến
thắng CM đã thành công.
Tại nơi đây là một địa bàn kín
đáo cây cối sầm uất rất nhiều cây mưng (ngoài Bắc gọi là lộc vừng)cổ thụ lớn và linh thiêng nên không ai dám
bén mãng đến.Thì các Cụ chọn nơi đây thay nhau để trú ẩn và hoạt động,khi nước
nhà bước vào 9 năm kháng chiến lính Pháp thường xuyên về lùng bắt những cán bộ
Việt Minh đang hoạt động ở trong làng ban ngày các Cụ ăn ở tại đó nhiều lúc
lính Tây ngày nào cũng về thì các Cụ ở hẳn trong đó được bà con Cơ sở đùm bới thức ăn
vào,nghe kể các Cụ rất vất vã không được tắm giặt áo quần rất bẩn ăn chay nằm
đất rệp cắn đỏ cả lưng, gần 4 năm trời như vậy nếu đi hoạt động nơi khác thì đã
có hầm bí mật của các gia \đình cơ sở lúc về hoạt động ở làng thì các Cụ vào
đền thờ Âm Hồn,bổng một hôm lính Pháp được biết các Cụ ở trong đó nên đã vây
bắt cũng rất may là cơ sở đã báo tin nên các Cụ đã trốn thoát kịp.
Cũng từ đó người Pháp về tìm hiểu
và đưa lính về san bằng chốn thờ tự linh thiêng nầy của làng Văn Quỹ và Đồn Văn
Quỹ bắt đầu hình thành từ đó (1949) về sau nầy Đồn Văn Quỹ ở đầu làng đã trở
thành một nơi đóng quân quan trọng cho lính Việt Nam Cộng Hòa,mất nơi trú ẩn từ
đó các Cụ trở về hoạt động tại cơ sở ở An Thơ và Phú Kinh thuộc xã Hải Phong
thời chống Pháp mà nay là xã Hải Tân và Hải Hòa trong những năm kháng chiến thì Cụ Nguyễn Khánh Kỉnh bị ca
nông của Pháp bắn từ đồn Ưu Điềm sang trúng vào nhà thì Cụ mất, những Cụ còn
lại tham gia CM cho đến ngày tổng tuyển cử không thành năm 1954 khi chia đôi
lãnh thổ các Cụ đều tập kết ra miền Bắc
Khi đồn Văn Quỹ được xây các Lô
Cốt kiên cố xong người Pháp còn cho đào tất cả cây cổ thụ xung quanh nhà thờ Âm
Hồn lên làm công sự và nơi đó trở thành một vùng đất trống.
Đồn Văn Quỹ đã trở thành một nơi kiểm soát người dân của hai
làng Văn Quỹ Và Văn Trị và những gia đình có người tham gia CM suốt trong hai
cuộc kháng chiến Chống Pháp và Mĩ,sau khi Pháp đóng đồn đã dùng rất nhiều thủ
đoạn họ không làm gì được những người tham gia kháng chiến thì nơi đây ban đêm
đưa những người thân của họ lên nhốt tại trong khuôn viên đồn rồi kéo dây kẽm
gai rào lại, ban ngày thả về nhà cứ thế khi nào cần thì lính đồn mời lên để dụ
những người thân của họ bỏ kháng chiến mà trở về với Quốc Gia, vào những năm
kháng chiến chống thực dân Pháp phía Quốc Gia có ông Đồn Uyển là đồn trưởng đồn
Văn Quỹ và phía Việt Minh có ông Trần Bá Hưu người Văn Quỹ đều rất có tiếng hai ông đã từng
thách nhau ông nào cũng rất giỏi và kinh nghiệm về chiến đấu bên nào cũng treo giải nếu ai chỉ điểm để bắt được sẽ được lãnh thưởng.
Sau hiệp định ông Hưu tập kết ra Bắc làm tiểu đoàn trưởng tên lửa đến ngày thống nhất đất nước ông sang làm tùy viên quân sự tại đại sứ CAMPUCHIA rồi ông mất vào những năm 80 của thế kỉ trước tại thành phố Hồ Chí Minh,sau ngày đất nước Độc lập Xã Đội Hải Tân đã điều lực lượng Thanh Niên và du kích toàn xã đập phá các Lô Cốt để lấy vật liệu nên đã mất đi một chứng tích lịch sử chiến tranh thời Pháp tại làng Văn Quỹ,
Từ năm 1976 đến 1996 nhà thờ Âm Hồn được làng tu bổ nhiều lần vào năm 2012 nhà thờ đã bị xuống cấp làng đã huy động dân làng kể cả bà con phương xa xây dựng lại một ngôi đền thờ khang trang rộng rãi để thờ Cô Hồn và khánh thành vào dịp lễ Thanh Minh năm Nhâm Thìn 2012.
Ngược dòng lịch sử chúng ta nhìn
lại quá khứ gần 500 năm Sử sách đã ghi lại của thượng thư triều Mạc học dã
Dương Văn An trong cuốn sách "Ô CHÂU CẬN LỤC" đã viết về người dân làng Văn Quỹ”KẺ SỈ TRUNG NGHĨA VĂN QUỸ THÀ CHỊU
CẮT TAI CHỨ KHÔNG THEO GIẶC” những bậc tiền nhân của làng Văn Quỹ đã ra làm quan dưới thời các Chúa Nguyễn sau khi qua đời triều đình đã xây
lăng mộ hiện nay đang còn chứng tích mà những làng khác không thể có được,cũng
may là có một số anh em đoàn khảo cổ thuộc phân viện Đại Học miền trung về công tác ở phía nam thuộc tỉnh Thừa Thiên nghe một số anh em làng Văn Quỹ kể đoàn mới
qua tìm hiểu khảo sát viết bài và đưa tin hình ảnh lên báo (Congdulich (Theo Saigonnet) thì tỉnh Quảng Trị mới công nhận là những
ngôi mộ cổ thuộc các đời của Chúa Nguyễn là di tích cấp Tỉnh Quảng Trị ,nhưng vẫn không
ai đầu tư để tu bổ,trong nhóm năm ngôi mộ Cổ hai ngôi thuộc dòng của Phái
Nguyễn Văn Họ Nguyễn làng Văn Quỹ được bà con trong Phái quản lí và tu bổ hàng
năm,một ngôi là Tướng Cai Hợp Trần Quý Công thu thuế và cấp lương thực cho quân đội thời Chúa Nguyễn thuộc địa phận Quảng Nam các ngôi còn lại quý Ngài không còn trưởng Tử nên không ai chăm lo hương
khói và cũng không rỏ danh Phận do chiến tranh đã bị mất bia và tên tuổi.
Sau hiệp định ông Hưu tập kết ra Bắc làm tiểu đoàn trưởng tên lửa đến ngày thống nhất đất nước ông sang làm tùy viên quân sự tại đại sứ CAMPUCHIA rồi ông mất vào những năm 80 của thế kỉ trước tại thành phố Hồ Chí Minh,sau ngày đất nước Độc lập Xã Đội Hải Tân đã điều lực lượng Thanh Niên và du kích toàn xã đập phá các Lô Cốt để lấy vật liệu nên đã mất đi một chứng tích lịch sử chiến tranh thời Pháp tại làng Văn Quỹ,
Từ năm 1976 đến 1996 nhà thờ Âm Hồn được làng tu bổ nhiều lần vào năm 2012 nhà thờ đã bị xuống cấp làng đã huy động dân làng kể cả bà con phương xa xây dựng lại một ngôi đền thờ khang trang rộng rãi để thờ Cô Hồn và khánh thành vào dịp lễ Thanh Minh năm Nhâm Thìn 2012.
NHÀ HỜ ÂM HỒN XÂY DỰNG MỚI NĂM NHÂM THÌN 2012 |
Tôi viết bài nầy để các Chú Các Anh ở quê và đã xa quê tham khảo,góp ý được đầy đủ hơn và mong các cơ quan
chức năng nghiên cứu và tìm hiểu để công nhận một làng quê Văn Quỹ có một địa chỉ Đỏ mà các Cụ tiền bối Lão thành CM làng Văn Quỹ đã ở làm nơi hội họp và cơ sở để hoạt động thời kì chống Pháp trong những năm đầu kháng chiến góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong hai cuộc kháng chiến lâu dài
và anh dũng của Dân Tộc./.
CỤ NGUYỄN VĂN GIÁO ĐỨNG TỪ TRÁI SANG NGƯỜI THỨ 2 CHỤP ẢNH LƯU NIỆM VỚI BÁC HỒ NĂM 1963 |
ÔNG NGUYỄN VĂN GIÁO "CẦM ĐÀN NHỊ"CHỤP ẢNH LƯU NIỆM VỚI ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH |
ĐOÀN CÁN BỘCON CÁC CỤ ĐI B VÀO MIỀN NAM NĂM 1973 |
Ngày 12/05/2013 Bài và ảnh:
Văn Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét