Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

CHÙA VẠN AN LÀNG VĂN QUỸ TỔ CHỨC NGÀY LỄ ĐỨC PHẬT THÍCH CA XUẤT GIA




























ĐẠO PHẬT VÀ NGƯỜI DÂN LÀNG VĂN QUỸ
Tôi đã đến nơi đây một Niệm Phật Đường của người làng Văn Qũy vào những ngày cuối năm Qúy Tỵ. Không khí vui nhộn đón mừng năm mới đã thể hiện trên từng nét mặt hoan hỷ, từng hành động vội vả, lời nói tiếng cười của bà con. Niềm vui đã đến với họ. Thế nhưng, lại có một niềm vui trang trãi từ cõi lòng sâu xa khi có một hình bóng tu sĩ đang bước về trong ngôi làng của họ. Từ lâu người dân làng Văn Qũy đã hướng tâm đến đời sống chân thiện, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau theo lời dạy của Đức Phật. Tiếp xúc từng người, tôi đã cảm nhận được Đạo Phật đang sống trong lòng người dân làng Văn Qũy.

Văn Qũy là một ngôi làng thuộc xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Làng nằm dọc bên bờ song Ô Lâu, là nơi phân định giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Từ ngã ba Hải Sơn, Quốc lộ 1A đi về hướng Đông bốn cây số, nơi đây có khoảng ba trăm hộ dân sinh sống. Từ đầu làng đến cuối làng có những lối rẻ, chia thành bốn vùng nhỏ. Những ngôi nhà sát sát bên nhau, chỉ cách khuôn viên phân định, cửa nhà bên này nhìn thấy cửa nhà bên kia, chẳng khác gì nhà dân thị trấn. Họ xây nhà có chung một mô hình, một mái nhà chính và một mái nhà phụ.Mái nhà chính thường chia làm ba phần.Phần giữa thờ Phật, phía sau bàn Phật là bàn thờ Tổ tiên, hai bên tả hữu đặt bàn tiếp khách. Họ thờ Phật rất trang nghiêm và luôn có bông tươi, trái tốt để cúng dường. Họ trang trí bằng rèm vải rất trang nhã và sang trọng. Nhà phụ thường là phòng ngủ và nhà bếp Nhìn vào cách an trí là chúng ta đã biết nơi đây có một truyền thống của nền văn hóa Phật giáo.

Đúng như thế, Quảng Trị là một vùng đất gần cố đô Huế, nơi được mệnh danh là “Kinh đô Phật giáo Việt Nam”. Phật giáo truyền vào dải đất Thuận Hóa từ thưở còn nằm trong lòng vương quốc Champa, nhưng thực sự hưng thịnh phải đến khi

các chúa Nguyễn chọn nơi đây làm đất đứng chân, kiến tạo thủ phủ của xứ Đàng Trong, xây dựng chùa chiền, mời thiền sư Trung Quốc sang truyền giáo. Nổi bật nhất là thời kỳ gắn liền với sự thăng trầm của dòng Thiền Tào Động (cuối thế kỷ

XVII) và dòng Thiền Lâm Tế chánh tông do tổ sư Nguyên Thiều Hoán Bích và tổ Thiệt Diệu Liễu Quán - vị tổ sư của Lâm Tế Việt Nam khai sơn vào đầu thế kỷ XVIII.

Từ đó đến nay, đời sống chân thiện, cao đẹp, và giải thoát của giáo lý Phật-đà đã ăn sâu vào lòng dân đất Quảng Trị. Làng Văn Qũy là một vùng đất rất đặc biệt.Hầu như trong ba trăm ngôi nhà mà đã có trên hai trăm bảy mươi ngôi nhà thờ

Phật, bảy mươi người con cắt tóc xuất gia làm Tăng sĩ. Những người con xuất thế này đã để lại cho những người ông, người bà, cha mẹ, chú bác, cô gì, anh em họ một niềm tin kiên cố với đạo Phật, một tố chất thuần thiện, vị tha.

Tôi đã cảm nhận được tình cảm đoàn kết, chân chất mộc mạc, hiền lành dễ thương từ những cụ ông, cụ bà, các bác, các anh chị, tôi như đang sống trong một quê hương có sự nhiệm màu của Đức Phật. Hình ảnh ngây thơ, thật thà đáng yêu thể hiện từ đôi mắt của các em nhỏ, tôi thấy nơi đây thật khác lạ so với các vùng khác. Hầu như mảnh đất này đã chứa sẵng hạt giống của thiện pháp, và như thế quả thiện lại phải đơm hoa kết trái.

Cuộc đời người tu sĩ lấy bốn phương làm nhà, nơi nào dừng chân, thì nơi đó là quê hương của mình. Đối với tôi, họ như là những người thân, một tình thân từ lúc xa xưa, vẫn còn âm hưởng trong tìm thức. Trong không khí yên tĩnh, bên cạnh ngôi chùa làng, tôi thấy quang cảnh hơi mới mẻ, lạ lẫm một chút nhưng thật trong lành,tươi mát bên cạnh con sông Ô Lâu và những tàng cây xanh rợp bóng. Tôi đang lắng nghe đạo phật và người dân làng Văn Qũy.
Tháng 3/ 2014

Thích Nữ Minh Hương


CẢM TƯỞNG NGÀY LỄ XUẤT GIA
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Sư cô
Kính thưa quý anh chị huynh trưởng và các bạn đoàn sinh
Hằng năm, cứ đến ngày 8 tháng 2 ( Âm lịch ), Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Dù cách đây hơn 2500 năm nhưng ý nghĩa ngày xuất gia của Đức Phật còn in đậm trong tim mỗi người con Phật. Ngài ra đi đã chứng đạo vô thượng để đến hôm nay và cho mai sau chúng con nguyện theo bước Ngài mong tìm về giải thoát.
Hình bóng Ngài ra đi trong đêm tối để tìm ánh hào quang rọi bước chúng con ra khỏi lầm mê. Ngày hôm nay, trong tâm trí của chúng con còn vang vọng tiếng ngựa Kiền Trắc nhanh chân bước ra khỏi hoàng cung, tiếng sóng vỗ của dòng A- nô-ma như tiếng nhạc đưa bước chân Người
Nhân Kỷ niệm ngày lễ kỷ niệm Đức Phật xuất gia, là người con Phật, là một Phật tử tại gia, để tưởng nhớ lại ngày lễ giúp chúng con ôn lại đường hướng tu học, giúp chúng con đặt trọng niềm tin vào con đường mà Ngài đã đi. Chúng con nguyện cố gắng tu học, thực hành hạnh thiện, xa lìa hạnh ác, dìu dắt và cùng nhau học tập theo hạnh từ bi của Đức Phật.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Trần Bá Lưu
 




















ẢNH NGUYỄN VĂN HIỀN NGÀY 8.2 GIÁP NGỌ 2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét