HỘI ĐỒNG TỘC TRƯỞNG
CHÁNH ĐIỆN ĐÌNH LÀNG
ĐÌNH LÀNG
CHÁNH ĐIỆN ĐÌNH LÀNG
ĐÌNH LÀNG
HỌ LÊ ĐỆ NHẤT TIỀN KHAI KHẨN TRÊN HỌ NGUYỄN ĐỆ NHỊ TIỀN KHAI KHẨN ẢNH DƯỚI |
HỌ ĐỔ ĐỆ TAM TIỀN KHAI KHẨN HỌ TRẦN ĐỆ NHẤT TIỀN KHAI CANH MỚI XÂY DỰNG XONG NĂM 2013 |
HỌ NGUYỄN VĂN |
HỌ NGÔ ĐỆ TAM TIỀN KHAI CANH |
HAI CÂU ĐỐI CỦA LÀNG
Bên Tả: Văn chương vạn thế trường tồn.Thiên nhật nguyệt.Địa
sơn hà á vũ âu phong nan hối tắc.
Bên Hữu: Quỹ phạm bách vương bất dịch.Quốc quân thần gia phụ
tử.Hán hưng tần diệt dã nan ô
Hai câu đối nầy được đặt hai bên gian giửa của chánh điện
nhà Trường Thánh ở đầu làng đã bị bom đạn chiến tranh chống Pháp phá huỷ hoàn
toàn vào những năm đầu thế kỉ XX.
HAI CÂU ĐỐI ĐẶT TẠI ĐÌNH LÀNG
-Từ Bắc di lai Hoan Châu xứ.Tiền nhân từ dã
-Tùng Nam
khai thác Văn Quỹ Thôn Hậu Lê Lập Phường
Một tài liệu hiện nay Phái Nguyễn Văn thuộc Chồi nhất của
phường Văn Phong có ghi rỏ như sau.
Hồng Đức lục niên Tựu Đại Bổn Xã .Khẩn hoang lập ấp Xã Văn
Quỹ
Xã Văn Quỹ xưa thuộc Huyện Hải Lăng vào thời Triều nhà
Nguyễn thuộc Tổng An Thơ thuộc phủ Hải Lăng,Từ năm 1954 đến 1974 là xã Hải Văn,từ năm 1975 đến nay được sát nhập chung với làng Câu nhi và Hà lỗ lấy tên xã Hải Tân thuộc huyện hải Lăng.
Trong sách Ô CHÂU CẬN LỤC của thượng thư triều Mạc thượng thư Dương Văn An đã viết
đến làng Văn Quỹ Như sau:”KẺ SĨ TRUNG NGHĨA VĂN QUỸ THÀ CHỊU CẮT TAI CHỨ KHÔNG
THEO GIẶC”
CUNG ĐÓN PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ 2013
Vào tháng 05 năm Bính Ngọ 1306 Vua Chế Mân của nước Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài sang Đại Việt dâng
hai châu là Châu Ô và Châu Lý để cầu hôn công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt.Vua Trần Nhân Tông đã đồng ý vì Ngài đã lấy ảnh hưởng của đạo Phật là vì dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn để sống đoàn kết hoà bình tránh chiến tranh chém giết lẫn nhau,
Một sự hy sinh mà người dân Quảng Trị ,Thừa Thiên và Quảng Nam được thừa hưởng từ đó cho đến nay trong đó có làng Văn Quỹ chúng ta.
“Hai Châu Ô ,Lí Vuông nghìn dặm,
Một gái
Thuyền quyên đáng mấy mươi”
Nhà thơ nhà soạn dã Ưng Bình Khúc Dạ Thị người ở kinh thành Huế đã viết lên bài nước non ngàn dặm ra đi để ca ngợi sự hy sinh cao cả của Công Chúa Huyền Trân,"hai bài nầy cũng có một số nhà sử học ở Huế cho là của Vua Thành Thái".
HÒ MÁI NHÌ HUẾ:
Hải Vân quan mây chiều bao phủ,đây sóng vổ rì rầm,kia vượn
hú nọ chim kêu,trớ trêu chi đem phận má hồng.Thay cho trống trận tướng lĩnh
binh nha.Phụ Vương ơi có thấu mỗi bước mỗi xót xa ngậm ngùi.
CA NAM BÌNH HUẾ
Nước non ngàn dặm,ra đi,cái tình chi,mượn màu son phấn,đền nợ
Ô Ly,đắng cay vì đương độ xuân thì,số lao đao hay là nợ duyên gì.Má hồng da tuyết,quyết
liễu như hoa tàn trăng khuyết, Vàng lẫn theo chì .Khúc ly ca sao còn mường
tượng cung Tỳ.Thấy chim hồng nhạn bay
đi,tình lai láng.bóng dương hoa quỳ.Nguyện một lời minh quân,nay chuyện đà như
nguyện đặng mười phân.Vì lợi cho dân.Tình đem lại mà cân,Đắng cay muôn phần./.
Một sự hy sinh mà người dân Quảng Trị ,Thừa Thiên và Quảng Nam được thừa hưởng từ đó cho đến nay trong đó có làng Văn Quỹ chúng ta.
Tháng 6 năm đó Huyền Trân Công Chúa đã về nhà chồng tại kinh thành Đồ Bàn thủ phủ nước Chiêm và trở thành
Hoàng Hậu với mĩ hiệu là PARAMEVARI
Cũng là lúc hai châu Ô,Lý được sát nhập vào lãnh thổ nước Đại
Việt,địa giới hành chính được hoạch định từ Cửa Việt tới tận Quảng Nam”riêng
vùng đất của hai huyện Vĩnh Linh và Do Linh đã được triều đình nhà Lí thu phục
châu Minh linh của người Chăm pa vào năm 1069 nên người dân ở hai huyện nầy đã có từ thế kỉ XI”
Một năm sau vua Chế Mân qua đời theo thuyết xưa của Chiêm
Thành khi nhà Vua qua đời thì Hoàng Hậu phải được đưa lên dàn hoả thiêu theo
chồng,đúng về thời gian theo sử sách ghi lại từ Thành Đồ Bàn của nước Chiêm đi
theo đường biển hoặc đường bộ ra đến thành Thăng Long của nước Đại Việt phải đi
4 tháng về 4 tháng vì sao công chúa Huyền Trân vẫn còn chưa bị hoả thiêu?...
Theo truyền thuyết dân gian và một số tài liệu đã ghi sau khi Vua Chế Mân qua đời vua
kế vị của nước Chiêm là Chế Chỉ không
muốn hoả thiêu Công Chúa mà muốn trả Công Chúa lại cho Đại Việt để lấy lại hai châu
Ô và Lý đã cử 300 chiếc thuyền bảo vệ theo đoàn điếu tang của nước đại việt ra thành Thăng
Long,lúc ra giữa biển khơi Thượng Thư Trần Khắc Chung rẻ thuyền đi ra một đảo
nhỏ ở một thời gian rồi đưa công chúa về Thăng Long sau, Người Chiêm lấy cớ là Trần Khắc Chung đã làm
Ô nhục Hoàng Hậu nước Chiêm và đưa quân sang đánh kể từ đó cứ vài ba năm nước Chiêm
đưa đại quân sang đánh một lần,đánh xong đốt nhà cướp của không cho dân ta yên ổn làm ăn và lập
làng!
THEO LỊCH SỬ NƯỚC TA
Vua Trần Nhân Tông thấy đất nước sống hoà bình người dân an cư lạc nghiệp đã lên ngôi Thái Thượng Hoàng rồi nhường ngôi Báu lại cho con là Trần Anh Tông Ngài lên núi Yên Tử xuất gia cầu đạo lập nên phái Thiền trúc lâm yên tử.Vua Trần Anh Tông lên nối ngôi vì quá thương công chúa và để bảo
toàn tánh mạng của em mình đã sai Thượng Thư Tá Bộc xạ Trần Khắc Chung và An
Phủ Sứ Đặng Văn sang nước Chiêm lấy cớ đi điếu tang để cứu công Chúa về nước gần
một năm lênh đênh trên biển Trần Khắc Chung mới đưa được công chúa về tận Thăng
Long,
Trở lại lịch sử làng Văn Quỹ được thành lập vào niên đại
nào?Chúng ta ngược dòng lịch sử của sách Ô châu cận lục "1553"ghi rỏ “Kẻ Sỉ Trung Nghĩa Văn
Quỹ thà chịu cắt tai chứ không theo giặc” giặc đây là giặc nào có phải là Chiêm
Thành hay không? Đại quân của Chiêm Thành đi sang đánh hai châu có lúc lên tới
cả 20 vạn quân đánh xong đốt nhà cướp của và đe doạ thì kẻ sĩ trung nghĩa Văn
Quỹ mới anh hùng gan dạ đến vậy, vào thời vua Chế Bồng Nga đưa quân sang đánh
đại việt từ 1371 đến 1389 đã chiếm thành thăng long nhiều lần cướp của giết người trận cuối cùng năm 1390 hơn 100 chiếc thuyền đã đánh ra đến sông Hoàng Giang bằng đường thuỷ và muốn chiếm thành Thăng Long
của nước ta thế đánh như vủ bảo cũng may là có một tướng của quân giặc tên là Ba Lậu Kê có tội sợ bị giết đã đến quy hàng và chỉ chiếc thuyền của Chế
Bồng Nga tướng Trần Khát Chân của đại việt mới tập trung cung tên bắn vào thuyền,vua Chiêm tử
trận,quân vô tướng như hổ vô đầu đành phải quay về,nước Chiêm nuôi mộng đưa đại quân chiếm lại hai châu đánh ra thành thăng
long ,vào năm 1471 vua chiêm là Trà Toàn đích thân đưa hơn mười vạn quân sang
đánh nước ta,được tin báo về thành thăng long vua Lê Thánh Tông lên ngôi năm
1470 lấy hiệu là Hồng Đức năm 1471 thân chinh đưa 20 vạn 10 vạn đường thuỷ và 10 vạn đường bộ đánh trả và đã
đánh vào tận thành Đồ Bàn,thắng lớn vua nước ta đã chia nước Chiêm thành ba
nước là Chiêm Thành, Hoá Anh ,Nam Phan để cai trị và chịu cống nạp hàng năm cho
đại việt kể từ đó nước Chiêm đã yếu đi và không đủ sức để đánh nước ta lại nửa
dân chúng chăm lo công việc xây dựng nhà cửa để làm ăn,
Theo một số tài liệu sau khi vua Lê Thánh Tông đánh thắng
quân Chiêm năm 1471 có nhiều vị tướng lúc trở về thăng long đã ghé nghỉ chân các làng quê dọc bờ
biển từ Lăng Cô ra đến cửa việt thấy đất đai phì nhiêu cá tôm hải sản trong
vùng rất nhiều đã tâu lên vua xin về quê đưa bà con họ hàng của mình vào đàng
trong định cư lập làng vua Lê Thánh Tông nghe và đã chuẩn y kể từ đó các vùng
thuộc hai châu được ổn định để lập ra các xã theo địa giới mà sách Ô châu cận
lục đã ghi lại trong đó có tên xã Văn Quỹ thanh niên rất gan dạ không chịu sự
khuất phục của quân giặc thà chịu cắt tai của mình.
Chúng ta nhìn lại quá khứ của quê hương và lịch sử đã được
tôn vinh trong giai đoạn của thời các Chúa Nguyễn và triều đình nhà Nguyễn làng
Văn quỹ có đầy đủ những vị quan trọng thần của triều đình,có rất nhiều mộ cổ trong đó có 5 ngôi ở nghĩa đia xóm Đông An,một số ngôi ven nghĩa địa đậu cầu và còn 1 ngôi của Ngài Tướng thần Thuận Nghĩa Tử Nguyễn Văn Thứ được an táng trên Phường Câu Nhi tại Bến Nê nay thuộc địa phận xã Hải Chánh mà tự hào các bậc tiền nhân của sáu dòng họ đã góp phần
làm nên lịch sử cho quê hương và đất nước.
Mổi năm đến ngày giổ Tổ của các dòng Họ đều được tuyên sớ
ghi lại công lao to lớn của Quý Ngài trong đó có đoạn viết .Hiển Thỉ Tổ Khảo
Khai Khẩn,Khai Canh Khâm mông sắc phong dực bảo trung hưng gia tặng đoan túc linh phò Tôn
Thần.Riêng ba ho Khai Khẩn được ghi thêm là “Hậu Lê Lập Phường” thì chúng ta
suy luận là Xã Văn Quỹ xưa mà nay là làng Văn Quỹ có thể lập làng vào thời điểm
nầy”Hồng Đức Lục niên Tựu đại bổn xã khẩn hoang lập ấp quy tụ lưu dân niên hiệu Hồng Đức được tính từ năm 1471”
Qua bài viết nầy tôi rất mong quý thức dã xem qua và góp ý
kiến có gì chưa đúng hoặc thiếu sót rất mong sự chỉ giáo./.
Ngày 15/09/2013 Nguyễn Văn Hiền
MỘ CỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN
MỘ NGÀI CAI HỢP TƯỚNG THẦN LẠI TY TRẦN QUÝ CÔNG CẤP PHÁT QUÂN LƯƠNG CHO BINH LÍNH THUỘC ĐỊA PHẬN QUẢNG NAM THỜI CHÚA NGUYỄN
MỘ NGÀI TRI HUYỆN THÁI HOÀ NGUYỄN VĂN NÔ
MỘ NGÀI TƯỚNG THẦN LÍ TÀI TỬ NGUYỄN VĂN TRUNG
MỘ CỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN
MỘ NGÀI CAI HỢP TƯỚNG THẦN LẠI TY TRẦN QUÝ CÔNG CẤP PHÁT QUÂN LƯƠNG CHO BINH LÍNH THUỘC ĐỊA PHẬN QUẢNG NAM THỜI CHÚA NGUYỄN
MỘ NGÀI TRI HUYỆN THÁI HOÀ NGUYỄN VĂN NÔ
MỘ NGÀI TƯỚNG THẦN LÍ TÀI TỬ NGUYỄN VĂN TRUNG
Chào Bác! Bài viết rất hay, dạt dào tình yêu quê hương. theo thiển ý của cháu, xét: "Trong sách Ô CHÂU CẬN LỤC của thượng thư triều Mạc, tiến sỉDương Văn An đã viết đến làng Văn Quỹ Như sau:”KẺ SĨ TRUNG NGHĨA VĂN QUỸ THÀ CHỊU CẮT TAI CHỨ KHÔNG THEO GIẶC”...và Sách này được Ngài soạn từ năm 1553, nên có thể Giặc này xuất hiện trong khoản từ 1475(Hồng Đức lục niên) đến trước 1553(năm soạn O6CCL)...Cháu có ghé them mộ cổ làng Văn Quỹ, thật hay, quê cháu cũng có mộ cổ nếu có dịp mời Bác ghé thăm, kính Bác!
Trả lờiXóahttp://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/2012/05/hung-nhon-nhung-ngoi-mo-co.html